Sơ yếu lý lịch, hay còn gọi là hồ sơ lý lịch, là tài liệu tổng hợp thông tin cá nhân và học vấn, kinh nghiệm làm việc của một người. Đây là một phần quan trọng trong quá trình tuyển dụng và xét duyệt hồ sơ ứng viên.
Sơ yếu lý lịch, hay còn gọi là hồ sơ lý lịch, là tài liệu tổng hợp thông tin cá nhân và học vấn, kinh nghiệm làm việc của một người. Đây là một phần quan trọng trong quá trình tuyển dụng và xét duyệt hồ sơ ứng viên.
Việc viết sơ yếu lý lịch xin việc đòi hỏi sự chính xác, trung thực và chuyên nghiệp. Bạn có thể tham khảo cách viết sơ yếu lý lịch xin việc như sau:
(1) Họ và tên: Đây là phần bạn cần viết in hoa. Nội dung này phải trùng khớp với thông tin trên các giấy tờ tùy thân như CMND,CCCD.
(2) Giới tính: Giới tính sinh học là nam ghi “nam” và nếu bạn là nữ ghi “nữ”.
(3) Ngày tháng năm sinh: Bạn cần ghi đúng thông tin ngày tháng năm sinh trùng khớp với thông tin trong giấy tờ tùy thân.
(4) Nơi đăng ký hộ khẩu đăng ký thường trú: Trình bày rõ thông tin về số nhà, đường, ấp (khu phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố) nơi mà bạn đăng ký thường trú theo đúng quy định của pháp luật.
(5) Nơi ở hiện tại: Khai rõ thông tin về nơi ở hiện tại, cụ thể về thông tin số nhà, đường phố trực thuộc quận, huyện; tỉnh, thành phố nào.
(6) Số điện thoại: Hãy điền 1 số điện thoại bạn đang dùng và dễ dàng liên hệ nhất.
(7) Khi cần báo tin cho ai, ở đâu: Bạn cần ghi rõ về thông tin địa chỉ, số điện thoại của người có thể báo tin khi không liên hệ được với bạn. Ở đây nên là thông tin của người thân trong gia đình như bố, mẹ hoặc anh chị em.
(8) Bí danh: Ghi rõ bí danh của bản thân hay sử dụng, nếu không có bí danh, thì bạn có thể để trống.
(9) Nguyên quán: Ghi theo nguyên quán trên CMND hoặc CCCD.
(10) Dân tộc: Hãy viết tên dân tộc theo giấy tờ tùy thân. Ví dụ: dân tộc Kinh.
(11) Tôn Giáo: Ghi rõ tôn giáo mà mình đang theo. Ví dụ: đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Hồi. Nếu không theo tôn giáo nào thì bạn điền là “Không”. Chính thác hơn nên đối chiếu thông tin theo giấy tờ tùy thân.
(12) Trình độ văn hóa: Viết rõ thông tin 12/12 chính quy hay 12/12 bổ túc văn hóa.
(13) Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: Điền thông tin về thành phần của gia đình bạn theo đúng quy định của pháp luật.
(14) Thành phần bản thân gia đình hiện nay: Điền thông tin thành phần gia đình bạn. Ví dụ: công nhân, công chức, viên chức, nhà báo…
(15) Trình độ ngoại ngữ: Bạn hãy ghi những bằng cấp, chứng chỉ, trường ngoại ngữ mà bạn có, đã và đang theo học chẳng hạn như đại học Anh Ngữ, Pháp Ngữ hay Nga Ngữ; Bằng IELTS 6.0, …
(16) Hoàn cảnh gia đình: Khai họ tên cha, mẹ (Hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ), anh chị em ruột trong gia đình, vợ/ chồng, con cái. Ở mục này, cần ghi rõ họ tên, năm sinh, quê quán, chỗ ở hiện nay, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế…của từng người.
(17) Ngày và nơi kết nạp Đảng Cộng Sản Việt Nam: Viết rõ thông tin về ngày tháng năm nơi kết nạp Đảng (Chi bộ, đảng bộ cơ sở, huyện tỉnh hoặc cơ quan Trung Ương). Nếu chưa vào Đảng thì bạn có thể bỏ qua không điền.
(18) Ngày và nơi kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh: Viết rõ ngày tháng năm và nơi kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, thông tin này có trong sổ Kết nạp Đoàn nhé.
(19) Nghề nghiệp và trình độ chuyên môn: Tùy theo trình độ đào tạo chuyên môn của bản thân viết theo loại văn bằng mà mình được cấp. Hãy ghi rõ bạn học chuyên ngành nào, học chính quy hay tại chức và đừng quên liệt kê tất cả các loại văn bằng có liên quan.
(20) Khen thưởng: Viết rõ thông tin về ngày tháng năm cũng như hình thức khen thưởng. Nếu không có bạn có thể ghi “Chưa có”.
(21) Kỷ luật: Viết rõ tháng năm, lý do sai phạm và hình thức kỷ luật theo quy định. Nếu không có bạn có thể bỏ qua hoặc ghi “Chưa có”.
* Cách điền phần nhân thân: Bạn điền đầy đủ họ tên theo chứng minh thư/giấy khai sinh của những người thân trong gia đình.
* Quá trình hoạt động của bản thân: Từ tháng năm đến tháng năm Làm công tác gì? Ở đâu? Giữ chức vụ gì?
Tham khảo cách điền sơ yếu lý lịch dưới đây:
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp