Đừng giúp trẻ những việc cá nhân như mặc quần áo, tắm rửa, nấu cơm,... hãy dạy trẻ học theo những gì bạn làm; hãy cho trẻ tự lập sớm; không nên nuông chiều trẻ quá mức,... là những quan điểm phổ biến trong việc giáo dục trẻ, chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng sống ở học sinh tiểu học. Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, do dó chúng cần được tạo điều kiện để phát triển toàn diện, sau đây là những kỹ năng sống cần thiết với học sinh tiểu học.
Đừng giúp trẻ những việc cá nhân như mặc quần áo, tắm rửa, nấu cơm,... hãy dạy trẻ học theo những gì bạn làm; hãy cho trẻ tự lập sớm; không nên nuông chiều trẻ quá mức,... là những quan điểm phổ biến trong việc giáo dục trẻ, chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng sống ở học sinh tiểu học. Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, do dó chúng cần được tạo điều kiện để phát triển toàn diện, sau đây là những kỹ năng sống cần thiết với học sinh tiểu học.
Kỹ năng xử lý khi bị điện giật hoặc phát hiện có người bị điện giật không chỉ là bài học an toàn mà còn chuẩn bị cho trẻ khả năng ứng phó với tình huống nguy hiểm dễ xảy ra trong tương lai. Cha mẹ nên hướng dẫn con về tình huống này càng sớm càng tốt:
Khi phát hiện có người bị điện giật trẻ cần được cách hành động nhanh chóng và an toàn:
Cha mẹ có thể đưa ra tình huống ví dụ về việc trẻ bị người lạ nắm tay không buông, lôi kéo hay có ý đồ xấu muốn bắt cóc. Hỏi con xem nếu gặp tình huống này con sẽ làm như thế nào.
Sau khi nghe con trả lời phụ huynh đưa ra lời khuyên con nên hét lớn nhờ người khác giúp đỡ. Nếu ở chỗ vắng người bằng mọi cách con cần gây sự chú ý với mọi người xung quanh như cào, cắn, cấu, gào khóc, đấm đá… Khi thoát ra được con cần chạy ngay đến chỗ những người an toàn như cảnh sát, bảo vệ để nhờ họ liên hệ với cha mẹ, người thân.
Trên thực tế có rất nhiều tình huống cha mẹ phải để trẻ ở nhà một mình. Do đó chúng ta cần dạy trẻ cách xử lý nếu không may có kẻ lạ đột nhập.
Nếu bất ngờ phát hiện có người đột nhập trẻ cần nhanh chóng gọi điện thoại cho cha mẹ hoặc người ưu tiên trong danh bạ để nói về tình huống nguy hiểm. Hoặc gọi cảnh sát 113 và báo cáo ngắn gọn “nhà có trộm, tên bố mẹ, địa chỉ nhà”.
Trường hợp nếu bị nhìn thấy, trẻ cần bình tĩnh không nên phản ứng để tránh trường hợp bị người xấu làm tổn thương. Hãy hợp tác nếu họ đưa ra yêu cầu như ngồi xuống, không được gào khóc… Chờ khi người xấu không chú ý hãy chạy ngay vào căn phòng gần nhất, khóa trái cửa lại và tìm sự giúp đỡ từ hàng xóm, gọi điện thoại cho cha mẹ hay gọi điện thoại cho cảnh sát 113…
Khi bị lạc giữa đám đông phần lớn trẻ trở nên lo lắng, sợ hãi khi không nhìn thấy cha mẹ. Nếu trẻ không bình tĩnh và xử lý tốt có thể có nhiều tính huống xấu xảy ra với với con. Cha mẹ cần dạy bé nếu vô tình bị lọt vào giữa đám đông ở khu vui chơi, bãi biển… hãy bình tĩnh và thực hiện theo một số chú ý:
Để đề phòng tình huống xấu cha mẹ nên hạn chế đưa con đến những chỗ quá đông người. Trước khi đưa trẻ đi chơi cần nhắc lại để trẻ ghi nhớ về cách xử lý nếu không may bị lạc giữa đám đông, nhắc lại thông tin liên hệ với cha mẹ và địa chỉ gia đình. Nên mặc cho con những bộ đồ màu sắc sặc sỡ để dễ nhận biết. Dán thông tin cần liên hệ lên vật dụng con mang theo và dặn trẻ vị trí đề phòng trường hợp trẻ không nhớ thông tin của cha mẹ.
Trẻ cần được dạy cách xử lý khi bị lạc giữa đám đông
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ không đơn giản và cũng không thể mong đợi con sẽ nhớ và thực hiện đúng ngay lập tức. Bởi vậy việc giáo dục cần kết hợp với tình huống giả định để trẻ dễ dàng hiểu và ghi nhớ các ứng phó như thế nào. Cha mẹ cần đồng hành, quan sát, theo dõi và hỗ trợ kịp thời để con nhận biết cách xử lý phù hợp nhất. Phụ huynh nên cho trẻ xem các video, hình ảnh có liên quan đến giảng dạy kỹ năng sống để bé sớm hình thành ý thức, kỹ năng cho mình.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ, không bị kẻ xấu lợi dụng thông tin cha mẹ không nên tiết lộ thông tin cá nhân, thông tin về trẻ trên các mạng xã hội. Trang bị cho con các thiết bị định vị, liên thông minh để kịp thời xác định vị trí của con, cũng như trẻ dễ dàng liên hệ với cha mẹ. Hướng dẫn trẻ cụ thể cách sử dụng các thiết bị một cách an toàn.
Trên đây là những chia sẻ về các tình huống kỹ năng sống cho học sinh tiểu học mà cha mẹ nên hướng dẫn trẻ từ sớm. Với mỗi tình huống chúng ta nên giải thích kỹ càng, kiên nhẫn giảng dạy cho trẻ hiểu rõ và biết cách thực hành xử lý để hình thành kỹ năng. Đây chính là cách có thể bảo vệ con an toàn trước những mối nguy hiểm tiềm ẩn một cách hiệu quả.
Tình huống học sinh bị bắt cóc hay bị lạc cha mẹ hoàn toàn có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào mà không lường trước được. Do đo để bảo vệ an toàn cho con cha mẹ nên hướng dẫn trẻ cách xử lý từ trước.
Trước tiên chúng ta cần hướng dẫn trẻ ghi nhớ một số thông tin cơ bản:
Trong trường hợp không may trẻ bị lạc, bị người xấu dẫn đi hay bị bắt cóc thì những thông tin này giúp trẻ dễ dàng nhờ sự giúp đỡ của người xung quanh để tìm về nhà. Ngoài ra nếu trẻ lớn hơn, có khả năng nhận thức cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ nhận biết tên đường, các quan sát bản đồ để trốn thoát và tự tìm đường về nhà.
Xử lý tình huống kỹ năng sống cho học sinh tiểu học bị lạc hay bị bắt cóc
Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng khi bị lạc cha mẹ, mất phương hướng
Để đề phòng trường hợp người xấu gõ cửa khi con ở nhà một mình, cha mẹ cũng cần giúp trẻ phòng tránh nguy hiểm. Phụ huynh nên cung cấp cho con thông tin những người an toàn mà con có thể mở cửa như anh em họ hàng, người thân… Tuy nhiên cha mẹ cũng cần chú ý với người thân cũng nên hạn chế đưa vào danh sách nếu cảm thấy họ không chắc muốn con bạn an toàn. Trên thwucj tế có nhiều trường hợp xâm hại, bắt cóc trẻ đến từ người thân, người quen với gia đình.
Nếu người lạ muốn vào nhà con hãy gọi điện thoại cho cha mẹ để xác nhận thông tin. Nếu là người không được vào trẻ tuyệt đối không được mở cửa dù họ có đưa ra bất kỳ lý do gì. Bên cạnh đó cha mẹ cần dặn trẻ, khi người lạ hỏi con không nên để lộ thông tin mình đang ở nhà 1 mình. Bởi đây cũng chính là điều có thể gây ra nhiều mối nguy hiểm cho con. Tốt nhất, khi trẻ còn nhỏ phụ huynh không nên để con ở nhà một mình, nếu vì lý do bất khả kháng hãy gửi trẻ ở địa điểm đáng tin cậy.
Giúp đỡ người khác là hành động nhân văn mà trẻ được dạy ở trường học hay ở gia đình. Tuy nhiên dạy trẻ nhận thức việc giúp đỡ người lạ một cảnh tỉnh táo không hề đơn giản. Với tầm nhận thức còn hạn hẹp, trẻ rất khó để nhận thức đâu là tình huống nên hỗ trợ, đâu là tình huống phải tránh xa.
Cha mẹ hãy hướng dẫn cho con một cách đơn giản, dễ hiểu đối với tình huống người lạ yêu cầu giúp đỡ những người đó hoàn toàn có thể tự làm thì con nên từ chối. Hãy chú ý những tình tiết vô lý trong quá trình mà người kahcs nhờ con giúp đỡ. Việc từ chối để đảm bảo sự an toàn cho chính mình là cần thiết, đây không phải là do con không tốt để trẻ không cảm thấy băn khoăn.
Xem thêm: 20+ kỹ năng sống cho trẻ giúp rèn luyện tính tự lập, thói quen tốt