Thông Tư 34 Bộ Công An

Thông Tư 34 Bộ Công An

Ban hành Bảng mã số HS đối với hàng hóa chuyên ngành

Ban hành Bảng mã số HS đối với hàng hóa chuyên ngành

Thông tư 34/2022/TT-BGTVT Quy định về chương trình đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không Việt Nam

Bạn có hài lòng với dịch vụ của ngành Hàng không hay không ?

Hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995;

Căn cứ Nghị quyết ngày 28 tháng 10 năm 1995 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

Điều 1.- Phạm vi điều chỉnh của Nghị định

Nghị định này hướng dẫn việc áp dụng pháp luật đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định trong Bộ Luật dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là Bộ Luật dân sự Việt Nam).

"Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài" quy định trong Bộ Luật dân sự Việt Nam là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia; - Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt ở nước ngoài;

Tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

"Người nước ngoài" nói tại Điều này là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm công dân nước ngoài và người không có quốc tịch.

"Pháp nhân nước ngoài" nói tại Điều này là tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật nước ngoài.

Điều 2.- Áp dụng pháp luật dân sự Việt Nam

Các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp áp dụng điều ước quốc tế theo quy định tại Điều 3, áp dụng tập quán quốc tế theo quy định tại Điều 4 hoặc áp dụng pháp luật nước ngoài theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

Điều 3.- Áp dụng điều ước quốc tế

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định việc áp dụng pháp luật khác với quy định của Bộ Luật dân sự Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam, thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế.

Điều 4.- Áp dụng tập quán quốc tế

Trong trường hợp Bộ Luật dân sự Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia không quy định, hoặc hợp đồng dân sự không có thoả thuận về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, thì áp dụng tập quán quốc tế về chọn pháp luật áp dụng. Nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng tập quá quốc tế trái với các quy định của các điều từ Điều 2 đến Điều 11 của Bộ Luật dân sự Việt Nam và các nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật Việt Nam, thì áp dụng pháp luật Việt Nam.

Điều 5.- Áp dụng pháp luật nước ngoài

1. Pháp luật nước ngoài được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp:

a. Được Bộ Luật dân sự Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định;

b. Được điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định;

c. Được các bên thoả thuận trong hợp đồng, nếu thoả thuận đó không trái với các quy định của Bộ Luật dân sự Việt Nam và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam.

2. Trong trường hợp việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các quy định tại các điều từ Điều 2 đến Điều 11 của Bộ Luật dân sự Việt Nam và các nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật Việt Nam, thì áp dụng pháp luật Việt Nam.

3. Trong trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài theo quy định tại Khoản 1 của Điều này mà pháp luật của nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam, thì áp dụng pháp luật Việt Nam; nếu pháp luật của nước đó dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì áp dụng pháp luật của nước thứ ba.

Điều 6.- Năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài

Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp Bộ Luật dân sự Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định người nước ngoài không có khả năng có hoặc có không đầy đủ các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự như công dân Việt Nam.

Điều 7.- Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài

1. Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân.

Năng lực hành vi dân sự của người không quốc tịch được xác định theo pháp luật của nước nơi người đó thường trú; nếu không có nơi thường trú, thì xác định theo pháp luật Việt Nam. Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài có từ hai quốc tịch nước ngoài trở lên được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và thường trú tại thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; nếu người đó không thường trú tại một trong các nước mà người đó có quốc tịch, thì xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối liên hệ gắn bó nhất về mặt nhân thân hoặc tài sản;

2. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam, thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo quy định tại các điều từ Điều 19 đến Điều 25 của Bộ Luật dân sự Việt Nam.

Điều 8.- Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài

1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân đó quốc tịch.

2. Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam, thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo quy định tại Điều 96 của Bộ Luật dân sự Việt Nam.

1. Việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó, trừ các trường hợp sau đây:

a. Việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối với tầu biển được xác định theo pháp luật của nước mà tàu biển đó mang cờ;

b. Quyền sở hữu đối với tầu bay được xác định theo pháp luật của nước nơi đăng ký tầu bay đó;

c. Quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, nếu các bên không có thoả thuận khác.

2. Việc phân biệt tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó.

3. Tài sản của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hưởng quyền miễn trừ tư pháp; nếu sử dụng vào mục đích kinh doanh thì không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.

1. Hình thức của hợp đồng dân sự tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng.

2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm pháp luật của nước đó về hình thức hợp đồng nhưng phù hợp với quy định tại Điều 400 của Bộ Luật dân sự Việt Nam, thì vẫn có hiệu lực tại Việt Nam về hình thức hợp đồng.

2. Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng dân sự được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu các bên không có thoả thuận khác. Trong trường hợp hợp đồng không ghi nơi thực hiện thì việc xác định nơi thực hiện hợp đồng phải tuân theo pháp luật Việt Nam.

3. Hợp đồng dân sự được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì tuân theo các quy định tại các điều từ Điều 394 đến Điều 420 của Bộ Luật dân sự Việt Nam.

4. Hợp đồng dân sự liên quan đến bất động sản ở Việt Nam hoặc liên quan đến tầu bay, tầu biển Việt Nam, thì tuân theo các quy định của Bộ Luật dân sự, Bộ Luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam.

Điều 11.- Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và cá nhân Việt Nam, hoặc tổ chức, cá nhân Việt Nam gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại vùng trời, vùng biển thuộc quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì việc bồi thường thiệt hại được xác định theo các quy định tại các điều từ Điều 609 đến Điều 633 của Bộ Luật dân sự Việt Nam.

2. Pháp luật áp dụng đối với việc bồi thường thiệt hại do tầu bay, tầu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật Việt Nam về hàng không dân dụng và hàng hải.

3. Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xẩy ra ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam, thì việc bồi thường thiệt hại được xác định theo các quy định tại các điều từ Điều 609 đến 633 của Bộ Luật dân sự Việt Nam.

1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam, trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ theo quy định tại Điều 749 của Bộ Luật dân sự Việt Nam.

2. Tác giả là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại khoản 1 của Điều này có các quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 750 đến 766 của Bộ Luật dân sự Việt Nam.

3. Trong trường hợp điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định khác tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

Điều 13.- Quyền sở hữu công nghiệp

1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ.

2. Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam tuân theo quy định tại các điều từ Điều 788 đến 805 của Bộ Luật dân sự Việt Nam.

3. Trong trường hợp điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với các quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

Điều 14.- Chuyển giao công nghệ

1. Việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam giữa cá nhân, pháp nhân Việt Nam và người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài tuân theo các quy định tại các điều từ Điều 806 đến Điều 825 của Bộ Luật dân sự Việt Nam và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam về chuyển giao công nghệ.

2. Trong trường hợp điều ước quốc tế về chuyển giao công nghệ mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định tại khoản 1 của Điều này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày kể từ ngày ký.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2011

Hướng dẫn việc cấp giấy thông hành nhập xuất cảnh cho công dân

Việt Nam sang các tỉnh, thành phố biên giới của Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam

Căn cứ Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công an;

Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam sang các tỉnh, thành phố biên giới của Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam, Bộ Công an hướng dẫn việc cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh như sau:

Thông tư này hướng dẫn thủ tục cấp giấy thông hành nhập xuất cảnh cho công dân Việt Nam sang các tỉnh, thành phố biên giới của Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy thông hành nhập xuất cảnh); quy định đối tượng, phạm vi sử dụng, thời hạn của giấy thông hành nhập xuất cảnh; mẫu “Giấy thông hành nhập xuất cảnh” và mẫu “Tờ khai đề nghị cấp giấy thông hành nhập xuất cảnh” (mẫu TK8)

Điều 2. Đối tượng được cấp giấy thông hành nhập xuất cảnh

1. Giấy thông hành nhập xuất cảnh cấp cho công dân Việt Nam đang thường trú tại các tỉnh, thành phố của Việt Nam có nhu cầu sang các tỉnh, thành phố biên giới của Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam để tham quan du lịch hoặc kết hợp giải quyết mục đích riêng khác.

2. Giấy thông hành nhập xuất cảnh không cấp cho công dân Việt Nam thường trú ở nước ngoài về nước có thời hạn.

Điều 3. Thời hạn và phạm vi sử dụng của Giấy thông hành nhập xuất cảnh

1. Giấy thông hành nhập xuất cảnh cấp riêng cho từng người, có thời hạn không quá 12 tháng kể từ ngày cấp và không được gia hạn.

2. Giấy thông hành nhập xuất cảnh chỉ có giá trị sử dụng trong phạm vi tỉnh, thành phố biên giới của Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam.

3. Công dân Việt Nam mang Giấy thông hành nhập xuất cảnh được xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường thủy gần nhất.

Điều 4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh

- 01 tờ khai “Đề nghị cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh” theo mẫu TK8 ban hành kèm theo Thông tư này;

- 02 ảnh mới chụp, cỡ 4x6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng, trong đó 01 ảnh dán vào tờ khai.

- Đối với trẻ em dưới 14 tuổi, tờ khai phải do bố, mẹ hoặc người giám hộ khai và ký thay, nộp kèm theo bản sao giấy khai sinh và bản sao giấy tờ chứng minh quan hệ giữa trẻ em với người giám hộ. Tờ khai phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi trẻ em thường trú hoặc tạm trú và đóng dấu giáp lai ảnh.

- Người nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân để kiểm tra, đối chiếu.

Trường hợp cấp lại Giấy thông hành nhập xuất cảnh thì phải nộp lại giấy thông hành đã được cấp, nếu giấy đó còn thời hạn.

Điều 5. Nơi tiếp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết thủ tục cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh

1. Công dân Việt Nam có nhu cầu cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh, nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập khẩu Công an tỉnh biên giới tiếp giáp Trung Quốc.

2. Thời hạn giải quyết thủ tục cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh là 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Người được cấp giấy thông hành nhập xuất cảnh phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

1. Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm:

- Tổ chức in và quản lý ấn phẩm trắng giấy thông hành nhập xuất cảnh theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này; Cung ứng ấn phẩm trắng giấy thông hành nhập xuất cảnh theo đề nghị của Công an các tỉnh có chung đường biên giới với Trung Quốc.

- Hướng dẫn, kiểm tra Công an các tỉnh có chung đường biên giới với Trung Quốc việc cấp giấy thông hành nhập xuất cảnh và giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư này.

2. Công an tỉnh có chung đường biên giới với Trung Quốc có trách nhiệm:

- Bố trí lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất đảm bảo việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, trả kết quả và truyền dữ liệu cấp giấy thông hành nhập xuất cảnh về Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

- Tổ chức in Tờ khai đề nghị cấp giấy thông hành nhập xuất cảnh theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 8 năm 2011.

2. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương, các cơ quan, tổ chức có liên quan phản ánh về Bộ Công an (qua Cục Quản lý xuất nhập cảnh) để có hướng dẫn kịp thời./.

Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Các đ/c Thứ trưởng Bộ Công an; - Các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, các đơn vị trực thuộc Bộ Công an; - Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, các Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; Cổng thông tin điện tử của Chính phủ; - Lưu: VT, A72, V19 (10b).

BỘ TRƯỞNG (Đã ký) Đại tướng Lê Hồng Anh

Công an tỉnh Hà Nam thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân, có trách nhiệm tham mưu với Bộ trưởng Bộ Công an, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã...