Thực Trạng Thị Trường Lao Động Của Việt Nam Năm 2023

Thực Trạng Thị Trường Lao Động Của Việt Nam Năm 2023

Lao động và việc làm hiện nay và trong tương lai vẫn là vấn đề bức xúc, nhạy cảm đối với mỗi quốc gia trên thế giới. Đặc biệt đối với những nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta, đây là vấn đề rất được quan tâm nó có tác động trực tiếp đến mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi tổ chức, mỗi hộ gia đình và từng người lao động trong cả nước. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề này, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đề ra các chính sách nhằm phát triển kinh tế do đó đã làm thay đổi đáng kể về quy mô, cơ cấu lao động và vấn đề về giải quyết việc làm, dần dần chuyển Việt Nam sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua, tỷ lệ lao động thất nghiệp, chưa có việc làm của thành phố có xu hướng giảm từ 11,25%, (năm 1991) còn 82% (năm 1994), 6,16% (năm 1997) và 6,18% (năm 1998). Theo điều tra của bộ lao động thương binh và xã hội công bố ngày 25/10/2001, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 6,28%. Kinh nghiệm mở rộng các cơ hội có việc làm trong những năm 1980 của 69 nước trên thế giới đã cho kết luận; tốc độ tăng của việc làm liên quan chặt chẽ va tỷ lệ thuận với tốc độ tăng của GDP theo đầu người và sự giảm thiếu hụt chỉ số phát triển nhân lực (HDI). Tốc độ tăng GDP theo đầu người hàng năm tăng lên 1% sẽ làm tốc độ tăng việc làm lên 0,18%. Và sự thiếu hụt chỉ số phát triển nhân lực giảm đi 1% sẽ làm tốc độ tăng của việc làm lên 0,09%. Kết quả này cho thấy việc mở rộng cơ hội có việc làm phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế và vào việc tăng cường năng lực cơ bản cho con người. Những chính sách giải pháp hoàn thiện thị trường lao động Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm nhằm phát triển thị trường lao động ở nước ta, về giải quyết việc làm cho người lao động, giảm áp lực về lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. trong thời gian hạn hẹp của đề tài “Thị trường lao động Việt Nam thực trạng và giải pháp” chỉ đề cập tới những vấn đề khái quát nhất. Nội dung của đề tài gồm:

Lao động và việc làm hiện nay và trong tương lai vẫn là vấn đề bức xúc, nhạy cảm đối với mỗi quốc gia trên thế giới. Đặc biệt đối với những nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta, đây là vấn đề rất được quan tâm nó có tác động trực tiếp đến mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi tổ chức, mỗi hộ gia đình và từng người lao động trong cả nước. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề này, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đề ra các chính sách nhằm phát triển kinh tế do đó đã làm thay đổi đáng kể về quy mô, cơ cấu lao động và vấn đề về giải quyết việc làm, dần dần chuyển Việt Nam sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua, tỷ lệ lao động thất nghiệp, chưa có việc làm của thành phố có xu hướng giảm từ 11,25%, (năm 1991) còn 82% (năm 1994), 6,16% (năm 1997) và 6,18% (năm 1998). Theo điều tra của bộ lao động thương binh và xã hội công bố ngày 25/10/2001, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 6,28%. Kinh nghiệm mở rộng các cơ hội có việc làm trong những năm 1980 của 69 nước trên thế giới đã cho kết luận; tốc độ tăng của việc làm liên quan chặt chẽ va tỷ lệ thuận với tốc độ tăng của GDP theo đầu người và sự giảm thiếu hụt chỉ số phát triển nhân lực (HDI). Tốc độ tăng GDP theo đầu người hàng năm tăng lên 1% sẽ làm tốc độ tăng việc làm lên 0,18%. Và sự thiếu hụt chỉ số phát triển nhân lực giảm đi 1% sẽ làm tốc độ tăng của việc làm lên 0,09%. Kết quả này cho thấy việc mở rộng cơ hội có việc làm phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế và vào việc tăng cường năng lực cơ bản cho con người. Những chính sách giải pháp hoàn thiện thị trường lao động Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm nhằm phát triển thị trường lao động ở nước ta, về giải quyết việc làm cho người lao động, giảm áp lực về lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. trong thời gian hạn hẹp của đề tài “Thị trường lao động Việt Nam thực trạng và giải pháp” chỉ đề cập tới những vấn đề khái quát nhất. Nội dung của đề tài gồm:

Giá cà phê được dự báo sẽ tăng hơn nữa trên thị trường hiện nay

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay tăng 400 – 500 đồng/kg, lên dao động trong khung 34,1 – 34,7 triệu đồng/tấn.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm 04/10, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London bật tăng trở lại. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng 28 USD, tức tăng 1,76%, lên mức 1.616 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 1/2019 tăng 29 USD, tức tăng 1,83%, lên mức 1.615 USD và kỳ hạn giao tháng 3/2019 tăng 28 USD, tức tăng 1,75%, lên mức 1.625 USD/tấn, các mức tăng khá mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng đảo chiều tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng 0,35 cent, tức tăng 0,33%, lên mức 106,95 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2019 cũng tăng 0,35 cent, tức tăng 0,32%, lên mức 110,4 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên tăng 400 – 500 đồng/kg, lên dao động trong khung 34,1 – 34,7 triệu đồng/tấn.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở mức 1.555 USD/tấn, FOB – HCM, với chênh lệch trừ lùi 60 – 70 USD theo giá kỳ hạn tháng 3/2019 tại London.

Giá cà phê trên hai sàn kỳ hạn thế giới đảo chiều tăng trở lại, tiếp sau phiên điều chỉnh giảm trước đó là do sự tác động tích cực từ tỷ giá đồng Reais của Brasil tăng mạnh trở lại trước thềm bầu cử tổng thống mới.

Sự hứa hẹn của ứng cử viên “cực hữu” về việc sẽ vực dậy đồng Reais, do nạn tham nhũng của vị tổng thống tiền nhiệm khiến đồng Reais suy yếu kéo theo một số hàng hóa nông sản mà Brasil là cường quốc sản xuất hàng đầu đã mất giá trầm trọng, nhất là giá cà phê.

Giá cà phê thế giới giảm sâu còn do sự tác động của nhiều yếu tố cơ bản khác nữa. Nổi bật là dự báo Brasil năm nay được mùa kỷ lục, Indonesia cũng vừa thu hoạch vụ mùa đáng kể sau nhiều năm thất thu trầm trọng, sản lượng của khu vực Trung Mỹ cũng được cải thiện đáng kể và Việt Nam cũng đối diện vụ mùa được cho là sẽ đạt kỷ lục mới.

Trong khi đó, biến động trên hầu hết các thị trường phái sinh do căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc lây lan đã khiến đầu cơ và quỹ mạnh tay rót tiền vào thị trường cà phê và lập nên những con số kỷ lục mới vì cho rằng mặt hàng này ít bị ảnh hưởng, do Mỹ không phải là nhà sản xuất cà phê và Trung Quốc cũng chưa phải là thị trường tiêu thụ cà phê truyền thống.

Báo cáo thương mại tháng Tám của Tổ chức Cà phê Quốc tế cho thấy trong vòng 12 tháng qua, toàn cầu xuất khẩu cà phê Arabica đạt 76,24 triệu bao, giảm 0,2% so với 76,39 triệu bao trong 12 tháng trước đó ; trong khi đó xuất khẩu cà phê Robusta lên tới 45,02 triệu bao, tăng 1,99% so với 44,14 triệu bao.

Tuy nhiên, mức xuất khẩu tăng kết hợp với dự báo nguồn cung toàn cầu sẽ dư thừa nhỏ cũng không làm các bộ phận đầu cơ trên hai thị trường cà phê kỳ hạn thế giới lo lắng khi ICO cũng dự báo tiêu thụ toàn cầu vẫn tăng trưởng ổn định ở mức 2% mỗi năm, ít nhất là trong gần 30 năm qua.

Kết thúc niên vụ cà phê 2017/2018, báo cáo xuất khẩu từ Indonesia chỉ đạt tổng cộng 1,6 triệu bao cà phê các loại, một con số hết sức bất ngờ. Trong khi dự kiến con số xuất khẩu trong cùng niên vụ cà phê này của Việt Nam có thể lên tới 30 triệu bao, cũng bất ngờ không kém.

Như vậy, nguồn cung cà phê Robusta ngắn hạn cho toàn cầu sắp tới phụ thuộc vào sức bán và cách bán của nhà sản xuất Indonesia khi họ vừa thu hoạch vụ mùa mới với sản lượng hơn 11 triệu bao. Trong khi nguồn cung Việt Nam đã cạn kiệt do đẩy mạnh xuất khẩu và hiện đang bước vào giai đoạn “giáp hạt”.

Nhận định giá cà phê thế giới

Giá hai sàn kỳ hạn cà phê robusta London và arabica New York tuần trước đều mất giá. Cả tuần, robusta mất 12 Usd chốt tại 1.296 và lập đáy tại 1.289, đấy cũng là mức thấp nhất tính từ gần 3 tháng nay. Như vậy, chỉ trong vòng hơn một tháng, sàn này mất trên dưới 200 Usd/tấn (hình 1 – phía phải).

Giá arabica cả tuần giảm 0.85 cts/lb hay 19 Usd/tấn chốt tại 97.30 cts/lb, thoát mức thấp nhất tính từ hai tháng rưỡi nay được lập trong tuần là 94.30 cts/lb (hình 1 – phía phải).

Thị trường tài chính thế giới có một phen hoảng loạn khi Ngân hàng nhà nước Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ (CNY) để 1 Usd ăn trên 7 CNY lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ tính từ 2008. Dòng vốn trên thị trường đổ về sàn kim loại vàng và một số đồng tiền mạnh để tìm đường trú ẩn, giá cổ phiếu và nhiều sàn phái sinh nông sản rớt mạnh, hai sàn cà phê không được hưởng biệt lệ.

Cùng lúc đó đồng nội tệ Reais Brazil (Brl) rớt mạnh so với Usd, từ 3,7 Brl ăn 1 Usd xuống gần 4 Brl (hình 1 – phía trái). Đồng Brl mất giá giữa lúc cà phê Brazil đang vào chính vụ. Safras&Mercado, hãng phân tích thị trường cà phê Brazil ước niên vụ 2019-2020 của nước này đạt trên 3,53 triệu tấn cà phê trong đó có 1,1 triệu tấn robusta.

Theo họ, đến cuối tuần trước, tổng diện tích thu hoạch đạt 93% và robusta xem như đã hoàn thành. Đồng Brl yếu thúc đẩy lực bán xuất khẩu tăng nhất là khi cà phê vụ mới đang đầy kho.

Mặt khác, do bất ổn về kinh tế toàn cầu bị qui do thương chiến Mỹ-TQ nay có khả năng đi đến chiến tranh tiền tệ, các quỹ đầu tư tài chính trên sàn cà phê tranh thủ bán thanh lý và bán mới, đưa lượng dư bán (net short) của sàn robusta London lên mức cao kỷ lục, tính đến ngày kết sổ vị thế kinh doanh hàng tuần ngày 06/08/19, họ đã nâng lượng dư bán lên 43.814 hợp đồng tức 438.140 tấn so với kỷ lục trước đây là 41.336 hợp đồng.

Cũng cần biết rằng ngày 27/08/19 sẽ là ngày thông báo giao hàng đầu tiên cho tháng giao 09/19. Các quỹ đầu tư đã bắt đầu bán thoát (chuyển từ tháng 09/19 sang các tháng sau) trong khi áp lực chốt bán các hợp đồng giao sau của các nước sản xuất chỉ mới bắt đầu.

Như vậy, lực bán trên sàn London sẽ xuất phát từ 3 ‘mũi giáp công’: các quỹ đầu tư theo dòng vốn, Brazil vào chính vụ và bán thoát các hợp đồng ‘treo’ trên sàn.

Dù giá các sàn kỳ hạn cà phê giảm, giá cà phê nội địa vẫn ở mức cao, dao động trong khoảng 33,5-34 triệu đồng mỗi tấn. Giá cà phê loại 2, tối đa 5% đen vỡ được chào bán xuất khẩu ở mức cộng bình quân 150 Usd/tấn vào giá niêm yết sàn London. Đây là mức cao hiếm thấy từ trước tới nay cho loại cà phê robusta chất lượng trung bình của Việt Nam.

Việc làm là nền tảng của sự phát triển kinh tế xã hội và có ý nghĩa quan trọng đối với bình đẳng giới. Việc làm có thể cải thiện sinh kế, giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và gắn kết mọi người từ các thành phần xã hội và dân tộc khác nhau. Việc làm cũng là phương tiện thúc đẩy bình đẳng giới và từ đó, chuyển hoá thành các tiến bộ kinh tế và xã hội. Việc làm giúp phụ nữ có khả năng tự lựa chọn, hỗ trợ gia đình và tham gia tích cực hơn vào cộng đồng của mình.

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể theo các thước đo quan trọng về bình đẳng giới, đặc biệt trong việc cải thiện việc làm cho phụ nữ. Mặc dù vẫn còn một số khoảng cách giới nhất định, Việt Nam được xem là quốc gia có mức độ bình đẳng giới tương đối cao, bao gồm cả khía cạnh tăng cơ hội kinh tế cho phụ nữ.

Tuy nhiên, những xu hướng và thay đổi đang gia tăng trên toàn cầu đang tạo ra những thách thức và cơ hội mới xoay quanh việc làm cho phụ nữ Việt Nam. Những xu hướng đó là kết quả của một loạt các thay đổi về kinh tế xã hội và nhân khẩu học đang định hình tương lai của Việt Nam, chẳng hạn như cạnh tranh kinh tế trong khu vực và toàn cầu, tốc độ tăng năng suất lao động chậm lại, tình trạng già hóa dân số và đô thị hóa. Một số thay đổi có thể mang lại lợi ích cho phụ nữ, tuy nhiên nếu thiếu sự can thiệp và điều tiết, chúng có thể đảo ngược những thành tựu đã đạt được trước đây và gia tăng các chênh lệch trên cơ sở giới.

So với nam giới, phụ nữ Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bội theo một số thước đo thị trường lao động. Tỷ lệ tham gia lao động của phụ nữ Việt Nam cao, với 76% phụ nữ trưởng thành (từ 15 đến 64 tuổi) đang làm việc. Tỷ lệ này chỉ là 49,6% trên thế giới và 61,1% tại Đông Á và Thái Bình Dương. Điều này cho thấy rằng tỷ lệ nữ giới tham gia vào lực lượng lao động của Việt Nam cao hơn nhiều so với mức kỳ vọng của quốc gia có mức phát triển như tương đương (1).

Theo thống kê, phụ nữ Việt Nam làm việc nhiều hơn theo hình thức có hợp đồng trả lương, trong khi nam giới chiếm đa số trong các công việc có lương nhưng không ký hợp đồng. Khi so sánh giữa nam giới và phụ nữ với các đặc điểm tương tự như độ tuổi, trình độ học vấn và khu vực sinh sống, khả năng phụ nữ có việc làm được trả lương thấp hơn 8,8% so với nam giới. Tuy nhiên, khả năng phụ nữ có việc làm dưới dạng hợp đồng trả lương lại cao hơn 2% so với nam giới. Điều này có nghĩa là lao động nữ được tiếp cận phúc lợi xã hội nhiều hơn thông qua công việc và ít nhất họ được đảm bảo mức lương tối thiểu (2).

Tuy nhiên, số phụ nữ tự làm chủ hoặc không nhận được bất kỳ thu nhập nào cho lao động của mình (ví dụ như các công việc kinh doanh hộ gia đình không được trả lương) cao hơn nhiều hơn so với nam giới. Vì vậy, trong khi phụ nữ có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao ở Việt Nam, loại công việc họ đang làm được trả công ít hơn so với nam giới. Với cùng một ngành nghề, cùng độ tuổi, cùng đặc điểm nhân khẩu học và sống trong cùng một khu vực như nam giới, phụ nữ có thu nhập thấp hơn nam giới khoảng 15,4% vào năm 2011. Con số này đã giảm xuống 12,5% vào năm 2014, một dấu hiệu tích cực cho thấy khoảng cách giới đang được thu hẹp (2). Tuy nhiên, khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ vẫn tồn tại, chủ yếu trong một số ngành nghề nhất định. Sự phát triển của ngành dệt may theo định hướng xuất khẩu đã mang lại hơn một triệu việc làm có lương, trong đó lao động nữ chiếm đa số. Dịch vụ và bán hàng cũng là nhóm công việc chiếm ưu thế bởi nữ giới, mặc dù đây là ngành nằm trong nhóm trả lương thấp nhất. Nhưng thậm chí trong nhóm công việc này, nam giới vẫn có thu nhập cao hơn phụ nữ (3).

Khi xem xét trình độ kỹ năng kết hợp với công việc, phụ nữ có xu hướng co cụm trong các ngành nghề được trả lương thấp và trong các hình thức công việc truyền thống. Gần 52% lao động nông nghiệp là nữ, so với 48% lao động nông nghiệp là nam. Khoảng 55% chủ doanh nghiệp hộ gia đình là nữ, so với 45% là nam (3). Lao động nông nghiệp gia đình và doanh nghiệp hộ gia đình là loại hình công việc không được trả lương trực tiếp, thay vào đó các thành viên trong nông hộ và doanh nghiệp hộ gia đình lấy lợi nhuận làm thù lao cho chính mình. Loại công việc này có năng suất thấp và thu nhập trung bình thấp hơn so với mức lương tối thiểu. Sự phân chia theo giới cũng tồn tại ở những nấc thang nghề nghiệp cao nhất. Chỉ có 25% cán bộ quản lý là phụ nữ. Theo thống kê Giới năm 2015, chỉ 22% doanh nghiệp có một lãnh đạo cao nhất là nữ (4).

Sự khác biệt trong trình độ học vấn có thể giải thích một cách hợp lý cho sự chênh lệch về thu nhập. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nữ giới có thu nhập thấp hơn nam giới mặc dù họ có trình độ học vấn cao hơn, điều này có thể bắt nguồn từ việc phụ nữ có xu hướng làm việc trong các ngành nghề được trả lương thấp hơn nam giới. Vậy câu hỏi đặt ra là: Tại sao phụ nữ ở Việt Nam lại chọn làm việc trong những ngành nghề được trả lương thấp hơn nam giới?

Sự phân chia nghề nghiệp có thể liên quan đến các sự khác biệt giới quan trọng. Một nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy, ở tuổi 12, học sinh nữ mong muốn làm trong những nghề có thu nhập cao hơn học sinh nam (5). Tuy nhiên, tại bậc giáo dục sau trung học, nữ thanh niên bắt đầu tập trung vào các ngành quản lý, giáo dục và sức khỏe, trong khi nam thanh niên chọn Công nghệ Thông tin và các ngành khoa học.

Bên cạnh đó, chuẩn mực xã hội cho rằng trách nhiệm chăm sóc gia đình thuộc về phụ nữ. Trên thực tế, phụ nữ phải dành nhiều giờ chăm sóc gia đình hơn nam giới. Những trách nhiệm gia đình này cần một khoảng thời gian tương đương với công việc toàn thời gian, làm hạn chế cơ hội tiếp cận thị trường lao động của phụ nữ. Rào cản chăm sóc gia đình cản trở phụ nữ có công việc tốt hơn có thể tăng thêm, khi tình trạng già hóa dân số ngày càng đòi hỏi phụ nữ phải dành thời gian chăm sóc người cao tuổi. Những việc làm cần nhiều giờ lao động, địa điểm làm việc xa (mất thời gian di chuyển dài) hoặc có khung thời gian làm việc không theo giờ hành chính có thể không tương thích với trách nhiệm gia đình, do đó hạn chế các lựa chọn việc làm của phụ nữ. Điều này có thể khiến phụ nữ lựa chọn những công việc được trả lương thấp để đổi lấy các lợi ích như thời gian nghỉ phép và bảo hiểm xã hội (6). Ngay cả khi là người tự doanh hoặc là chủ doanh nghiệp, để có sự linh hoạt và cân bằng công việc ở nhà tốt hơn, phụ nữ thường bắt buộc phải lựa chọn những lĩnh vực có mức thù lao thấp hơn.

Ngoài ra, nhận thức về vai trò truyền thống của phụ nữ trong xã hội cũng là một rào cản khác. Kết quả Khảo sát Giá trị Thế giới 2001 cho thấy, 86% người trả lời đồng ý rằng làm công việc nội trợ cũng mang lại sự hài lòng về vai trò, bổn phận như đi làm có lương. Tới 86% số người trả lời này cũng cho rằng phụ nữ cần phải có con mới được xem là làm tròn thiên chức (7).

Tại Việt Nam, điều 40 của Luật về Bình đẳng Giới quy định không được phân biệt đối xử theo giới khi tuyển dụng nhưng trên thực tế, tình trạng này vẫn còn tiếp diễn (8). Ví dụ, đánh giá các chương trình quảng cáo tuyển dụng quản lý và giám sát cấp cao cho thấy, 65% nội dung quảng cáo nêu rõ họ cần nam (yếu tố giới) cho các vị trí này (9).

Cải cách là thực sự cần thiết để thiết lập nền tảng cho các công việc có năng suất cao hơn, thu nhập tốt hơn và chất lượng hơn cho phụ nữ. Với tình hình cụ thể của Việt Nam, các giải pháp dưới đây được khuyến nghị nhằm hỗ trợ mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, đặc biệt là trong lĩnh vực việc làm:

Cho đến hôm nay, vẫn chưa có một quốc gia nào trên thế giới có thể tuyên bố đã đạt được bình đẳng giới tại nơi làm việc. Những thành kiến vô thức, những khuôn mẫu và định kiến phổ biến hơn là chúng ta tưởng, đặc biệt trong các lĩnh vực thống trị bởi nam giới như là tài chính, công nghệ thông tin, thậm chí, kể cả trong các lĩnh vực do nữ giới thống trị như điều dưỡng và giảng dạy. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ẩn danh trong quy trình tuyển dụng giúp giảm đáng kể những thành kiến và định kiến trên. JANZZ.technology luôn ủng hộ hết mình cho một chính sách tuyển dụng đa dạng và hòa nhập. Minh chứng cho điều này chính là số lượng nữ nhân viên IT tại JANZZ chiếm tới 60%. Chúng tôi đã chứng minh rằng các chính sách không phân biệt đối xử trợ giúp quá trình tuyển dụng vô cùng hiệu quả, khiến nhân viên hòa nhập tốt hơn và đạt được nhiều thành công hơn. Để tuyển được một đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, ngay từ bước đầu tiên của quy trình đăng ký, ứng viên phải được đảm bảo ẩn danh bằng cách che giấu các dữ liệu cá nhân không liên quan đến công việc. Những thông tin khác liên quan tới công việc và mang tính thiết thực cho quá trình đối sánh như nghề nghiệp, kỹ năng, học vấn, kinh nghiệm, mức lương v.v. sẽ được hiển thị ngay từ đầu. Chúng ta đã tiến một bước rất dài trong quá trình đấu tranh bình đẳng giới, tuy nhiên, mục tiêu hãy còn ở rất xa.  Nếu bạn, cũng như chúng tôi, nghĩ rằng vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm để tiến tới gần mục tiêu hơn , hãy liên hệ với chúng tôi tại địa chỉ [email protected] hoặc truy cập website www.janzz.technology. JANZZ.technology sẽ cung cấp các công cụ phù hợp để giúp bạn đấu tranh giành cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người. Cùng nhau, chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt!

(1) Demombynes and Testaverde. 2018. Employment Structure and Returns to Skill in Vietnam: Estimates Using the Labor Force Survey. Washington, DC: World Bank. (2) Cunningham, Wendy; Alidadi, Farima; Buchhave, Helle. 2018. Vietnam’s Future Jobs : The Gender Dimension. World Bank, Hanoi. (3) World Bank Group. 2019. How to Design the Vietnam Labor Code to Improve Gender Equality. World Bank, Hanoi. (4) Data is from the Gender Statistics Database, World Bank, Washington, DC (May 2018) https://data.worldbank.org/data-catalog/gender-statistics. (5) Chowdhury, Iffat; Johnson, Hillary C.; Mannava, Aneesh; Perova, Elizaveta. 2018. Gender Gap in Earnings in Vietnam : Why Do Vietnamese Women Work in Lower Paid Occupations?. Policy Research Working Paper;No. 8433. World Bank, Washington, DC. (6) Chowdhury, Iffat, Elizaveta Perova, Hillary Johnson, and Aneesh Mannava. 2018. Gender Streaming in Vietnam. Washington, DC: International Bank for Reconstruction and Development/World Bank. (7) Dalton, Russell J., and Nhu-Ngoc T. Ong. The Vietnamese Public in Transition: The 2001 World Values Survey. Irvine, California: Center for the Study of Democracy, University of California. (8) Based on data from the Women, Business, and the Law database, World Bank, Washington, DC ( May 2018), http://wbl.worldbank.org) (9) ILO (International Labor Organization) 2016. Asean in Transformation: Perspectives of Enterprises and Students on Future Work. Bureau for Employers’ Activities working paper 11, ILO, Geneva.

Thực trạng báo động của lao động nước ngoài tại Nhật Bản: 100 người thiệt mạng trong 10 năm, 2500 người bị thương mỗi năm!

Các vụ tai nạn lao động đã giết chết 125 người nước ngoài tại Nhật Bản trong 10 năm, tính đến năm 2017 và làm bị thương khoảng 2500 người mỗi năm, theo số liệu từ Bộ Lao động.

Phần lớn các vụ tai nạn lao động xảy ra trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất, với việc công nhân rơi xuống từ độ cao chết người trên các công trình xây dựng đang thi công, bị mắc kẹt trong các máy móc sản xuất hay là bị xe đâm.

Người Nhật luôn xem các công việc trong các lĩnh vực lao động chân tay này là các công việc “3 chữ K”: kitanai, kitsui và kiken – bẩn, khó khăn và nguy hiểm. Với tỉ lệ sinh tự nhiên ngày càng giảm, cũng như thực trạng thiếu hụt lao động ngày càng trở nên tồi tệ hơn, các vị trí công việc mệt nhọc này chỉ có thể được lấp đầy bởi những người lao động nước ngoài – những người ít kinh nghiệm làm việc trí óc và sẵn sàng chấp nhận những rủi ro để có thể trang trải cuộc sống.

Bộ Lao động Nhật Bản cho biết sẽ giám sát và nhắc nhở các công ty về trách nhiệm của họ nhằm đảm bảo các biện pháp bảo hộ lao động tiêu chuẩn sẽ được áp dụng cho tất cả các nhân viên, cũng như cố gắng hơn nữa để giúp những lao động nước ngoài – những người không có đủ trình độ tiếng Nhật hiểu hết về các quy định về an toàn lao động, nhận được sự theo dõi đặc biệt đối với tình trạng sức khỏe của mình.

Bộ Y tế cũng có kế hoạch tạo ra các văn bản hướng dẫn an toàn lao động bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, phía luật sư bảo vệ quyền lợi của những người lao động nước ngoài nhấn mạnh rằng cần phải có nhiều biện pháp thiết thực hơn nữa, điển hình như người thân của những người chết hoặc những lao động bị thương nặng cần được cung cấp các thông tin cần thiết để có thể tiếp cận được những khoản bồi thường lao động mà họ được nhận.

Người lao động nước ngoài đang bị vắt kiệt

Một trong những mối quan ngại lớn khác đó chính là Chương trình Thực tập Kỹ thuật, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1993 và được chính phủ mô tả như là một kế hoạch đào tạo giúp các công dân từ các nước đang phát triển học được các kỹ năng lao động mới tại Nhật, sau đó sẽ về nước và chuyển giao lại các kĩ năng này cho nền sản xuất nước nhà.

Tuy nhiên, chương trình này đã bị chỉ trích một cách dữ dội, bởi vì các nhà tuyển dụng đã lợi dụng kế hoạch này để có thể tiếp cận được với nguồn lao động rẻ và tay nghề chưa cao. Đã có nhiều vụ việc lùm xùm về các doanh nghiệp bóc lột người lao động bằng cách trả ít hơn mức lương tối thiểu bắt buộc theo quy định pháp luật, bắt họ làm việc thêm giờ không lương, cung cấp cho nhân viên chỗ ở không đạt tiêu chuẩn và các điều kiện lao động nghèo nàn khác.

Thống kê của Bộ Lao động cho biết đã có tới 22 học viên nước ngoài chết trong các vụ tai nạn lao động trong 2 năm 2014 – 2016, trong đó có một công dân Philippines đã chết vì “karoshi” – làm việc quá sức. Con số này tương tương với khoảng 3,7 người thiệt mạng/ 100.000 lao động, gấp đôi tỉ lệ của các học viên người Nhật.

Ngoài ra, điều kiện làm việc tại một số doanh nghiệp tham gia vào chương trình đào tạo này của chính phủ quá tệ hại, dẫn đến việc nhiều thực tập sinh đã bỏ trốn và bắt đầu làm việc bất hợp pháp ở bên ngoài.

“Ước tính có khoảng 65.500 người lao động nước ngoài đã bị quá hạn thị thực và đang làm việc một cách bất hợp pháp tại Nhật Bản hiện tại, chủ yếu đến từ 3 nước châu Á là Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái Lan”.

Cuộc sống của người lao động nước ngoài tại Nhật: đâu phải màu hồng

Vào đầu tháng 11, 5 thực tập sinh nước ngoài đã xuất hiện và lần đầu tiên được lên tiếng trong một phiên họp Quốc hội Nhật Bản, chia sẻ về những kí ức kinh hoàng của họ về cuộc sống tại Nhật Bản, về mức lương thấp, tình trạng đãi ngộ nghèo nàn và cả những tai nạn và vết thương mà họ phải chịu đựng.

Một thực tập sinh Việt Nam xuất hiện với đôi bàn tay bị thương đến biến dạng của mình trong phiên họp Quốc hội.

Một phụ nữ Trung Quốc làm việc tại một nhà máy may ở tỉnh Gifu chia sẻ rằng cô chỉ được trả ¥300 cho 1 giờ lao động, ít hơn 1 nửa so với mức lương tối thiểu theo pháp luật và bị ép phải làm việc từ 8 giờ sáng đến nửa đêm. Một người khác chia sẻ rằng cô thậm chí đã cố gắng tự tử bằng cách nhảy từ mái nhà của công ty chế biến giấy nơi mình đang làm việc ở Shizuoka sau khi bản thân bị bắt nạt và quấy rối nhiều lần.

Khoa Kế toán - Tài chính, Trường Đại học Hải Phòng

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề lao động, việc làm có vai trò quan trọng, mang tính cấp thiết, lâu dài đối với sự phát triển bền vững nền kinh tế. Cùng với quá trình đổi mới đất nước, nhiều giải pháp giải quyết vấn đề lao động – việc làm đã được các cấp, các ngành quan tâm nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội. Tuy nhiên, chất lượng lao động hạn chế đang ngày càng gây nên những áp lực lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Bài viết đánh giá thực trạng bức tranh lao động việc làm của Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.

Từ khóa: thị trường lao động, việc làm, thất nghiệp

This paper analyzes factors affecting people's satisfaction with the quality of public administrative services in Thai Nguyen province. Through a survey of 300 people using public administrative services, it points out six infuential factors which are Openness and transparency; Procedures; Attitude of public administrative officials; Professional capacity of administrative staff; Infrastructure; Trust. From this result, the author proposes a number of solutions to improve the quality of public administrative services in Thai Nguyen province in particular and other localities in the country in general.

Keywords: satisfaction, people, public administration, Thai Nguyen

Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê cho thấy, tình hình lao động, việc làm năm 2023 có nhiều dấu hiệu khởi sắc khi lao động có việc làm và thu nhập bình quân của người lao động tăng, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giảm. Tuy nhiên, bức tranh chung của thị trường lao động hiện nay cho thấy, chất lượng, lao động chưa đáp ứng cho cầu lao động của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập; Sự chuyển dịch cơ cấu việc làm giữa khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ năm nay dường như chậm lại; Số người lao động đang làm việc tuy có xu hướng tăng, nhưng thị trường lao động chưa có sự cải thiện về chất lượng lao động khi số lao động phi chính thức làm các công việc bấp bênh, thiếu tính ổn định vẫn chiếm tỷ trọng lớn... Chính vì vậy, việc làm rõ thực trạng và những vấn đề còn tồn tại của TTLĐ việc làm trong giai đoạn hiện nay, để có những giải pháp điều chỉnh là một vấn đề cần thiết.

BỨC TRANH LAO ĐỘNG VIỆC LÀM VIỆT NAM

Lực lượng lao động theo khu vực

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2023, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 52,4 triệu người, tăng 707,5 nghìn người so với năm 2022. Trong đó, lực lượng lao động ở khu vực thành thị là 19,5 triệu người, chiếm 37,3%, khu vực nông thôn là 32,9 triệu người, chiếm 62,7%; lực lượng lao động nữ đạt 24,5 triệu người, chiếm 46,7%; lực lượng lao động nam đạt 27,9 triệu người, chiếm 53,3%. Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm năm 2023 đạt 51,3 triệu người, tăng 711,20 nghìn người (tương ứng tăng 1,41%) so với năm 2022. Số lao động có việc làm ghi nhận tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn cũng như ở nam giới và nữ giới.

Hình 1: Lực lượng lao động theo khu vực

Số liệu (Hình 1) cho thấy, lực lượng lao động có diễn biến cải thiện tăng qua các quý từ năm 2022 đến năm 2023. Trong năm 2023, lực lượng lao động của quý I so với cùng kỳ năm 2022 tăng 355,4 nghìn người tại khu vực thành thị và 680 nghìn người tại khu vực nông thôn; lực lượng lao động của quý II tăng 294,1 nghìn người tại khu vực thành thị và 404,1 nghìn người và tại khu vực nông thôn; quý III tăng 261,5 nghìn người tại khu vực thành thị và tăng 284,5 nghìn người tại khu vực nông thôn; diễn biến TTLĐ vẫn tiếp tục tăng đến quý IV tương ứng tăng 337,6 nghìn người khu vực thành thị và tăng 64,3 nghìn người tại khu vực nông thông. Nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trong các tháng đầu năm 2023 vẫn cao hơn so với số lao động bị mất việc, thôi việc; cùng với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cao hơn so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, qua đó góp phần tạo nhiều việc làm cho người lao động.

Lực lượng lao động theo lĩnh vực kinh tế

Bảng 1: Lực lượng lao động phân chia theo lĩnh vực kinh tế

I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Số liệu (Bảng 1) cho thấy: lao động có việc làm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 13,81873 triệu người, giảm 90,87 nghìn người, tương ứng giảm 0,65% so với năm trước; lao động khu vực công nghiệp và xây dựng là 17,1751 triệu người, tăng 200,7 nghìn người, tương ứng tăng 1,18%; lao động khu vực dịch vụ với 20,3939 triệu người, tăng 601,4 nghìn người, tương ứng tăng 3,05% và duy trì mức tăng cao nhất so với 2 khu vực còn lại.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân tháng của người lao động là 7,1 triệu đồng, tăng 6,9%, tương ứng tăng 459 nghìn đồng so với năm 2022; trong đó: Thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 8,1 triệu đồng, gấp 1,36 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (6,0 triệu đồng). Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị gấp 1,4 lần khu vực nông thôn (8,7 triệu đồng so với 6,2 triệu đồng).

Năm 2023, lao động làm việc trong một số ngành kinh tế ghi nhận tốc độ tăng thu nhập bình quân khá so với năm trước. Trong đó, thu nhập bình quân tháng của lao động làm việc trong ngành khai khoáng là 10,3 triệu đồng, tăng 11,2%, tương ứng tăng khoảng 1 triệu đồng so với năm trước; ngành dịch vụ lưu trú ăn uống là 6,8 triệu đồng, tăng 8,6%, tương ứng tăng 540 nghìn đồng; ngành vận tải kho bãi là 9,8 triệu đồng, tăng 8,3%, tương ứng tăng 749 nghìn đồng; ngành bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy là 8,3 triệu đồng, tăng 7,8%, tương ứng tăng 598 nghìn đồng; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 4,1 triệu đồng, tăng 6,6%, tương ứng tăng 255 nghìn đồng.

Tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2023 đối với lao động trong độ tuổi lao động cũng như tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên đều có xu hướng giảm so với năm 2022 (Bảng 2). Điều này cho thấy, tình hình kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên từ 15-24 tuổi

Năm 2022, cả nước có gần 1,07 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động, giảm 14,6 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2023 là 2,28%, giảm 0,04 điểm phần trăm so với năm trước (Hình 2). Như vậy, việc triển khai đồng bộ các giải pháp bao gồm thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 06/01/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 đã góp phần cải thiện tình hình thất nghiệp của người lao động.

Hình 2: Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động, giai đoạn 2019-2023

Một số bất cập trong bức tranh lao động việc làm của Việt Nam

Thứ nhất, về chất lượng, cung lao động còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng cho cầu lao động của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập (khoảng 38 triệu người lao động chưa qua đào tạo từ sơ cấp trở lên). Con số này cho thấy, thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động.

Thứ hai, sự chuyển dịch cơ cấu việc làm giữa khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ năm nay dường như chậm lại. Nếu các năm 2020 và 2022, tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm lần lượt là 1,0 điểm phần trăm và 1,6 điểm phần trăm và tăng lên tương ứng ở hai khu vực còn lại (khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 0,5 điểm phần trăm và tăng 0,3 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 0,5 điểm phần trăm và tăng 1,2 điểm phần trăm), thì đến năm 2023, tỷ trọng lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm chậm hơn, chỉ giảm 0,6 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 0,1 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 0,6 điểm phần trăm [1, 2].

Thứ ba, tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động tính cả năm 2023 có giảm 0,02 điểm %, nhưng tính theo từng quý thì tỷ lệ thiếu việc làm chỉ giảm ở quý I; còn lại, quý II tăng 0,1 %, quý II tăng 0,14%, quý IV tăng 0,01%. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 10,20%, cao hơn 3,91 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn [1, 2].

Thứ tư, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số lao động không sử dụng hết tiềm năng là 2,3 triệu người. Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng năm 2023 là 4,3%. Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng là chỉ tiêu tổng hợp cho biết mức độ “lệch pha” giữa cung và cầu lao động trên thị trường; phản ánh tình trạng dư cung về lao động. Trong điều kiện kinh tế phát triển bình thường, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng luôn tồn tại và thường tăng cao khi thị trường chịu các cú sốc về kinh tế - xã hội.

Thứ năm, sau thời gian dài dịch bệnh, doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng thiếu đơn hàng do ảnh hưởng chung từ những khó khăn toàn cầu, như: chính sách tiền tệ, sức mua giảm, bên cạnh đó chi phí sản xuất, giá nguyên liệu tăng mạnh. Với những khó khăn trên đã có nhiều doanh nghiệp cắt giảm lao động, giảm giờ làm của người lao động, điều này đã ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người lao động.

Một là, Chính phủ, các bộ, ngành đánh giá kỹ hơn số liệu doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp xin tạm ngừng hoạt động để có giải pháp cụ thể trong đào tạo học nghề, hỗ trợ lao động tìm kiếm lĩnh vực việc làm phù hợp; đánh giá sâu hơn tác động của giảm số lượng việc làm, nhất là với những ngành có lực lượng lao động, lao động trẻ.

Hai là, người lao động cần đề cao tính kỷ luật, kỷ cương, cũng như tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, từ đó giúp các doanh nghiệp hạ được chi phí, nhưng vẫn có thể đáp ứng được các yêu cầu để tăng trưởng sản xuất, có thể quay trở lại sản xuất, kinh doanh tốt hơn. Người lao động cũng cần tích cực, chủ động trong việc đào tạo nâng cao kiến thức, trình độ, tích cực tham gia các lớp đào tạo để chuyển hướng tìm kiếm công việc ở những ngành nghề phù hợp, đặc biệt là những người đang bị giãn việc, hoãn việc. Từ đó, có thể thích ứng được với thị trường lao động năng động hơn và có chất lượng cao hơn trong thời gian tới.

Ba là, doanh nghiệp cần cố gắng hỗ trợ người lao động trong việc nâng cao năng suất hiệu quả; các tổ chức công đoàn cùng vào cuộc, kết nối doanh nghiệp với người lao động, hoặc tham vấn giữa 2 bên cho phù hợp với lợi ích. Từ đó, giữa người lao động, người sử dụng lao động có thể hợp tác với nhau trong việc giải quyết công ăn việc làm cũng như đảm bảo an sinh xã hội./.

1. Tổng cục Thống kê (2021-2023), Niên giám Thống kê các năm, từ năm 2020 đến năm 2022, Nxb Thống kê.

2. Tổng cục Thống kê (2024), Tình hình thị trường lao động Việt Nam năm 2023, truy cập từ https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2024/01/tinh-hinh-thi-truong-lao-dong-viet-nam-nam-2023/.