Tuân Úc Quách Gia Trình Dục

Tuân Úc Quách Gia Trình Dục

Các vị tướng đóng vai trò gì trong Cái Thế Tranh Hùng? Có những loại tướng nào và chúng khác biệt nhau như nào? Các bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết này.

Các vị tướng đóng vai trò gì trong Cái Thế Tranh Hùng? Có những loại tướng nào và chúng khác biệt nhau như nào? Các bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết này.

Thu phục loạn dân ở Toan Táo (năm 191)

Mưu kế đầu tiên của Tuân Úc là khuyên Tào Tháo truy kích Đổng Trác, giành lại hoàng đế. Tuy cuộc truy kích thất bại nhưng điều này đã đem đến danh tiếng lớn cho Tào Tháo trong lòng dân chúng, khiến Tháo trở nên nổi bật hơn các chư hầu khác. Dân chúng vì ngưỡng mộ biểu hiện trung nghĩa của Tào Tháo nên đã tình nguyện đem lương thực theo gia nhập Tào quân. Tào Tháo không mất tiền lương mà lại nhanh chóng có được một lực lượng chiến đấu đông đảo.

Giải vây Tào Tháo trong chiến dịch Uyển Thành (năm 197)

Sau khi đón được hoàng đế, Tào Tháo cất quân xuống Nam Dương đánh Trương Tú, mục đích tạo một phòng tuyến an toàn phía nam Hứa Xương. Tuy nhiên, dưới sự giật dây của Lục kỳ Bàng Thống, Trương Tú và các quan phiệt nhỏ đã cùng nhau bất ngờ phản công, tập kích doanh trại của Tào Tháo, giết chết Điển Vi và Tào Ngang, vây khốn Tào Tháo. May mắn thay, Tuân Úc bằng tài dùng người của mình đã bố trí Vu Cấm ở Vũ Âm,, nhờ đó cứu được Tào Tháo một mạng. Bên cạnh đó, Tuân Úc và Tuân Du cùng đi phủ dụ các quân phiệt lớn như Viên Thiệu, Viên Thuật, Lữ Bố, nhằm tránh Táo Tháo phải chịu công kích quá nhiều mặt. Tuân Úc còn chấp nhận lời yêu cầu của Tư Mã Lãng, một lần nữa chấp nhận sự quy thuận của Tư Mã gia, nhằm giải quyết vấn đề lương thực trước mắt và chiếm lấy sự ủng hộ của giới thương gia.

Dấu ấn của Tuân Úc lúc đầu chiến dịch khá mờ nhạt, do bị phía Lữ Bố bắt cóc và giam lỏng. Tuân Úc được thả, theo mưu kế của Trần Cung, đã bị lợi dụng để cung cấp các thông tin tình báo giả khiến cho quân Tào gặp phải bất lợi. Tuy nhiên sau khi Lữ Bố trúng kế của Quách Gia, Tuân Úc đã có những nước cờ phối hợp nhằm đảm bảo chiến dịch thắng lợi:

Tuân Úc không trực tiếp tham gia cầm quân trong chiến dịch này. Nguyên nhân trực tiếp là do trong chiến dịch phòng thủ Từ châu trước đó, Tuân Úc đã trúng mai phục của Viên Phương và bị Cao Lãm bắn trọng thương. Tuy sau đó Tuân Úc chỉ lưu lại trấn giữ hậu phương nhưng lại có tầm ảnh hưởng rất lớn đến cục diện.

Tóm lại, việc Tuân Úc trấn giữ Hứa Đô giúp Tào Tháo và Quách Gia an tâm để tập trung hoàn toàn vào mặt trận Quan Độ.

Một lần nữa, Tuân Úc lại trấn giữ Hứa Đô khi Tào Tháo viễn chinh Kinh châu và sau đó là Giang Đông.

Trị quốc an dân, thu phục nhân tâm; vạch chiến lược, xây dựng sức mạnh chính trị - kinh tế - quân sự; tuyển chọn quan lại và bố trí nhân sự; ngoại giao. Là nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất. Danh vọng tốt, có tiếng nói quan trọng đối với hoàng đế, Tào Tháo và các triều thần khác.

Cương trực nhưng cũng rất khéo ứng xử; thông minh, quyết đoán trong các quyết sách; trung hậu, nhân từ; nhẫn nại, khoan hòa.

Mâu thuẫn với Tào Tháo: Tuân Úc đi theo con đường “ánh sáng, nuôi dưỡng” nên luôn chú trọng vào việc phát triển ít bạo lực, ít đổ máu nhất; luôn trù tính, chuẩn bị cho tương lai, làm thế nào để nước giàu quân mạnh. Tuy nhiên, Tào Tháo lại là một người có tham vọng và dã tâm rất lớn, bằng chứng là đã lợi dụng cái chết của cha để xâm chiếm và tàn sát nhân dân Từ châu. Việc Tào Tháo nghe theo lời Quách Gia tấn công Từ châu đã khiến Tuân Úc không hài lòng, và chính Úc cũng đã chất vấn Tháo (khi cứu giá). Tuân Úc cũng nhận thức rõ Tháo là gian hùng nhưng vẫn tự tin rằng bản thân có thể khống chế Tào Tháo (qua cuộc nói chuyện với Tư Mã Lãng). Là người trung thành với Hán thất, Tuân Úc luôn giúp Tào Tháo giành được thêm quyền lực để phục vụ hoàng đế nhưng cũng âm thầm rèn giũa hoàng đế để khống chế Tháo.

Công nguyên năm 212, Thượng thư lệnh Tuân Úc biết bản thân đã tận mệnh, ông đã đem hết mật hàm, thư tín bí mật của mình đi đốt hết.

Cho nên về sau, không ai có thể biết được Tuân Úc bấy giờ đã bày ra những kế sách mưu lược thần kì gì, ông chỉ lưu lại cho đời sau một bóng hình vừa mơ hồ lại làm lay động lòng người.

(Trong "Tam Quốc chí" có ghi: Tuân Úc lúc cuối đời, đem thư mật, ghi chép đều đốt hết, vì thế những kế sách mưu lược cơ mật ấy không ai tận mắt trông thấy).

Dù rằng lịch sử lạnh lùng vô tình như sắt thép, nhưng người ghi lại lịch sử lại là con người bình thường có máu thịt. Tuân Úc dù có thể đốt tất cả "Tam quốc cơ mật" của bản thân nhưng cũng khó có thể xóa đi hết mọi dấu vết, có nghĩa là "giang hồ" trong lịch sử vẫn sẽ lưu lại những "truyền thuyết" truyền miệng về ông.

Công nguyên năm 191, việc "mười tám lộ chư hầu thảo phạt Đổng Trác" nổi tiếng khắp nơi, bởi vì các chư hầu đều có mưu tính riêng trong lòng nên sớm đã phân chia, tan rã. Tào Tháo khi ấy muộn phiền không dứt, bởi vì lần này xuất chiến, ông cùng Tôn Kiên chính là kẻ liều lĩnh ngu ngốc nhất.

Đặc biệt là Tào Tháo, vì truy kích Đổng Trác – kẻ đang giam cầm Hán Hiến Đế, khiến Tào Tháo gặp phải phục kích của Từ Dung – thuộc hạ của Đổng Trác.

Binh lính dưới tay Tào Tháo khi ấy tuy có thể tạm đánh được với quân Khăn Vàng nhưng nay gặp phải thiết mã Tây Lương thì làm sao có thể chống đỡ nổi? Bởi thế nên bị đánh đến mức gần như toàn quân bị diệt. Nếu không có Tào Hồng nhường ngựa cho, đi theo bảo vệ ông thì Tào Tháo khi ấy cũng đã mất luôn cái mạng.

May mắn là, Tào Tháo được Viên Thiệu giúp đỡ. Lại thêm bản thân ông cùng họ Tào và họ Hạ Hầu chiêu binh mãi mã, kết quả cũng coi như lại có được quân đội của riêng mình, đủ để đi đánh sơn tặc, phá Hung Nô cũng được.

Vì thế sau vài trận chiến, Viên Thiệu để Tào Tháo làm Thái thú Đông quận, coi như để Tào Tháo có địa bàn cho riêng mình.

Nhưng tiếp đến sẽ ra sao? Bản thân Tào Tháo cũng không biết, chẳng lẽ cam lòng mãi mãi dưới trướng làm tiểu đệ của Viên Thiệu hay sao?

Bởi vì chuyện này nên Tào Tháo vô cùng muộn phiền. Mặc dù thời kỳ đó bất kể ai, cứ có sức mạnh thì chính là kẻ đứng đầu một phương, nhưng Tào Tháo vẫn luôn tự hào mình là trung thần nhà Hán, cái ông muốn là khi chết đi trên bia mộ sẽ ghi tên ông là " Hán địch Chinh Tây Tướng quân Tào hầu", chứ nào muốn đeo danh "thảo khấu, giặc cỏ"?

Chính vào lúc này, có người đến trình báo, Tuân Úc đến đầu quân! Tào Tháo vô cùng vui mừng, vội vã triệu gặp, sau khi trò chuyện với ông, Tào Tháo vui vẻ hô lớn: "Trương Lương của ta đến rồi!"

Tuân Úc là người Dĩnh Xuyên, thời niên thiếu đã được ca ngợi là người có tài phò trợ vua. Tuân Úc vốn là thuộc hạ dưới trướng Viên Thiệu, vậy tại sao ông lại đột ngột rời bỏ thế lực Tứ thế Tam công hùng mạnh như Viên Thiệu để đến gia nhập với thế lực yếu ớt, lại có "xuất thân thấp kém, con cháu của hoạn quan" như Tào Tháo?

Tuy rằng đến nay vẫn không có ai thực sự hiểu được mục đích của Tuân Úc, song từ những chuyện về sau của Tuân Úc, có thể suy ngược lại được nguyên nhân bao gồm hai lý do chính là:

Thứ nhất, Tuân Úc tuy xuất thân là sĩ tộc Dĩnh Xuyên, nhưng lại lấy con gái của Trung thường thị Đường Hoành làm vợ. Đây lại là thời đại mà hoạn quan cùng danh sĩ bất hòa, mâu thuẫn, quan hệ như nước với lửa, việc ông làm chắc chắn sẽ chịu sự khinh bỉ từ những kẻ xuất thân môn phiệt và dòng họ danh giá.

Còn Viên Thiệu lại chính là người tiêu biểu cho sĩ tộc môn phiệt, chính bởi thế nên Tuân Úc cho dù được Viên Thiệu đối xử hậu hĩnh nhưng chắc chắn không được trọng dụng.

Tào Tháo cũng như vậy, ông là hậu duệ của hoạn quan, nhưng lại luôn muốn xóa đi cái mác này. Bởi thế nên ông đã giết tên Đại hoạn quan Trương Nhượng, còn kết huynh đệ với Viên Thiệu. Điều này cho thấy ông và Tuân Úc giống nhau, đều có hoàn cảnh rất xấu hổ. Hai người họ có trải nghiệm giống nhau, thấu hiểu cho nhau, nên có thể tụ lại một chỗ hỗ trợ lẫn nhau.

Lý do thứ hai cũng chính là lý do quan trọng nhất, chính là khi Tào Tháo đưa quân thảo phạt Đổng Trác, tuy "ngu ngốc" đến mức suýt mất mạng song cũng chứng minh được ông chính là trung thần của nhà Hán.

Mà lý tưởng trọn đời của Tuân Úc chính là phục hưng địa vị nhà Hán. Ông cùng Tào Tháo có cùng chung lý tưởng, khiến cho Tuân Úc không tiếc rời bỏ Viên Thiệu, chọn phò tá cho Tào Tháo.

Cũng tức là nói, Tuân Úc cũng giống như Gia Cát Lượng, từ đầu đến cuối luôn là người theo đuổi lý tưởng, là người có thể vì lý tưởng, mục đích của bản thân mà không tiếc hi sinh chính mình. Chỉ khác là Tuân Úc trung thành là tông thất nhà Hán, còn Gia Cát Lượng chọn dòng dõi lưu lạc của nhà Hán là Lưu Bị.

Đây cũng là một trong những đặc trưng thời tam quốc, dù là trong tập đoàn Tào Tháo hay tập đoàn Lưu Bị, cũng đều dựa vào hai vị "theo đuổi chủ nghĩa lý tưởng" này, xây dựng nên căn cơ ban đầu.

Song hai người Lưu Bị và Tào Tháo lại là người theo chủ nghĩa hiện thực, thay đổi biến chất theo lợi ích, cho nên rơi vào hai kết cục khác nhau: Gia Cát Lượng "cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi" còn Tuân Úc lại "đốt bỏ tất cả".