Theo số liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 28/7/2022, tốc độ tăng GDP của Mỹ giảm 0,9% trong quý II/2022, sau khi giảm 1,6% trong quý I/2022. Như vậy, đây là quý thứ hai liên tiếp nền kinh tế Mỹ có mức tăng trưởng âm, thêm dấu hiệu cho thấy nền kinh tế của quốc gia này đang rơi vào tình trạng suy thoái. Các thành phần chủ yếu khiến kinh tế Mỹ suy giảm trong quý II là hàng tồn kho và đầu tư kinh doanh. Trong đó, hàng tồn kho giảm mạnh tại các cửa hàng kinh doanh tổng hợp và các đại lý xe ô tô. Đầu tư dân dụng giảm 14%. Chi tiêu cho tiêu dùng (PCE) tăng chậm lại với tốc độ 1% trong quý II và chi tiêu cho hàng hóa giảm 4,4% và tiêu dùng của chính phủ giảm 1,9%. Xuất khẩu ròng lần đầu tiên có đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP trong hai năm trở lại đây khi xuất khẩu trong quý II tăng 18% và nhập khẩu chỉ tăng 3,1%[i]. Do tác động của sự giảm giá xăng dầu, doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 7 vẫn duy trì ở mức tháng 6 và giảm so với dự báo. Số đơn trợ cấp thất nghiệp trong tuần thứ hai của tháng 8/2022 đã giảm từ 252.000 đơn xuống còn 250.000 đơn, thấp hơn so với dự báo[ii]. Đồng đô la tiếp tục tăng trong giỏ tiền tệ quốc tế, đẩy giá vàng giảm xuống khi các nhà đầu tư bán vàng ra để giữ tiền.
Theo số liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 28/7/2022, tốc độ tăng GDP của Mỹ giảm 0,9% trong quý II/2022, sau khi giảm 1,6% trong quý I/2022. Như vậy, đây là quý thứ hai liên tiếp nền kinh tế Mỹ có mức tăng trưởng âm, thêm dấu hiệu cho thấy nền kinh tế của quốc gia này đang rơi vào tình trạng suy thoái. Các thành phần chủ yếu khiến kinh tế Mỹ suy giảm trong quý II là hàng tồn kho và đầu tư kinh doanh. Trong đó, hàng tồn kho giảm mạnh tại các cửa hàng kinh doanh tổng hợp và các đại lý xe ô tô. Đầu tư dân dụng giảm 14%. Chi tiêu cho tiêu dùng (PCE) tăng chậm lại với tốc độ 1% trong quý II và chi tiêu cho hàng hóa giảm 4,4% và tiêu dùng của chính phủ giảm 1,9%. Xuất khẩu ròng lần đầu tiên có đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP trong hai năm trở lại đây khi xuất khẩu trong quý II tăng 18% và nhập khẩu chỉ tăng 3,1%[i]. Do tác động của sự giảm giá xăng dầu, doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 7 vẫn duy trì ở mức tháng 6 và giảm so với dự báo. Số đơn trợ cấp thất nghiệp trong tuần thứ hai của tháng 8/2022 đã giảm từ 252.000 đơn xuống còn 250.000 đơn, thấp hơn so với dự báo[ii]. Đồng đô la tiếp tục tăng trong giỏ tiền tệ quốc tế, đẩy giá vàng giảm xuống khi các nhà đầu tư bán vàng ra để giữ tiền.
https://www.conference-board.org/research/us-forecast
[vii] Ngân hàng Thế giới (2022), Báo cáo điểm lại tháng 8/2022: Giáo dục để tăng trưởng.
[viii] Ngọc An (2022), Việt Nam vươn lên top 10-15 nền kinh tế có quy mô ngoại thương lớn nhất toàn cầu trong năm nay, https://tuoitre.vn/viet-nam-vuon-len-top-10-15-nen-kinh-te-co-quy-mo-ngoai-thuong-lon-nhat-toan-cau-trong-nam-nay-20220819184301718.htm
Tòa soạn: Số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
Điện thoại: 024.38248605 - Fax: 024.38253753
Email:[email protected] – [email protected]
1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
– GDP quý II năm 2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý II các năm trong giai đoạn 2011-2021[1].
– GDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,28% và 6,98% của cùng kỳ năm 2018 và 2019. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78% (đóng góp 5,07%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,70%, (đóng góp 48,33%), trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 9,66%; khu vực dịch vụ tăng 6,60%, (đóng góp 46,60%).
– Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,05%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,30%; khu vực dịch vụ chiếm 40,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,02%.
Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,06% so với cùng kỳ năm 2021; tích lũy tài sản tăng 3,92%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 9,10%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,41%.
2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
– Lúa đông xuân: Diện tích gieo cấy cả nước năm nay đạt 2.992 nghìn ha, bằng 99,5% vụ đông xuân năm trước; năng suất ước đạt 66,7 tạ/ha, giảm 1,9 tạ/ha[2]; sản lượng ước đạt 19,97 triệu tấn, giảm 661,3 nghìn tấn.
– Lúa hè thu: Cả nước đã xuống giống được 1.829,5 nghìn ha, bằng 99,5% cùng kỳ năm trước. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có 174,4 nghìn ha diện tích lúa hè thu sớm cho thu hoạch, chiếm 12,1% diện tích xuống giống.
– Cây hàng năm: Tính đến trung tuần tháng 6/2022 diện tích gieo trồng rau, đậu là 740,7 nghìn ha, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, diện tích ngô, lạc, đậu tương và khoai lang tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do hiệu quả kinh tế không cao.
– Cây lâu năm: Tổng diện tích cây lâu năm hiện có ước tính đạt 3.690,4 nghìn ha, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: Nhóm cây công nghiệp đạt 2.206,9 nghìn ha, tăng 0,8%; nhóm cây ăn quả đạt 1.177,5 nghìn ha, tăng 2,2%. Sản lượng của một số cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả tăng. Riêng sản lượng điều đạt 321,9 nghìn tấn, giảm 16,5% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của mưa trái mùa trong thời gian ra hoa làm bông điều bị hỏng không kết trái; thanh long đạt 606,8 nghìn tấn, giảm 7,4% do giá bán thanh long giảm nên nông dân giảm diện tích trồng.
– Chăn nuôi phát triển ổn định, chăn nuôi lợn và gia cầm đang hồi phục do dịch bệnh kiểm soát tốt, tổng số lợn đến thời điểm cuối tháng 6/2022 ước tính tăng 3,8% so với cùng thời điểm năm 2021; gia cầm tăng 1,2%; tổng số bò tăng 2,2%; tổng số trâu giảm 1,4%.
Diện tích rừng trồng tập trung 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 119,4 nghìn ha, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt gần 47 triệu cây, tăng 6%; sản lượng củi khai thác đạt 9,5 triệu ste, tăng 0,6%; sản lượng gỗ khai thác đạt 8.488,2 nghìn m3, tăng 5,9%. Hoạt động khai thác gỗ 6 tháng đầu năm 2022 tăng chủ yếu do nhu cầu sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ tăng cao, bên cạnh đó giá xăng dầu leo cao, chi phí vận chuyển lớn nên các doanh nghiệp chế biến gỗ đã chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước từ đó thúc đẩy hoạt động khai thác gỗ phát triển. Về thiệt hại rừng, trong 6 tháng đầu năm 2022 cả nước có 588 ha diện tích rừng bị thiệt hại, giảm 24,9% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Diện tích rừng bị cháy 27,7 ha, giảm 88,1%; diện tích rừng bị phá 560,3 ha, tăng 2%.
Nuôi trồng thủy sản tăng trưởng tốt do nhu cầu tiêu dùng và giá xuất khẩu tăng; tuy nhiên sản lượng thủy sản khai thác biển giảm do giá xăng dầu tăng cao, nhiều tàu cá nằm bờ. Sản lượng thủy sản quý II/2022 ước đạt 2.333,3 nghìn tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 1.659,3 nghìn tấn, tăng 1,7%; tôm đạt 339,5 nghìn tấn, tăng 11,5%; thủy sản khác đạt 334,5 nghìn tấn, tăng 1,3%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng thủy sản ước đạt 4.196,8 nghìn tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 3.044,4 nghìn tấn, tăng 1,7%; tôm đạt 520 nghìn tấn, tăng 9,4%; thủy sản khác đạt 632,4 nghìn tấn, tăng 1,2%.
– Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 ước tính tăng 8,48% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 6,97%; quý II tăng 9,87%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,66% (quý I tăng 7,72%; quý II tăng 11,45%), đóng góp 2,58 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
– Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước của một số ngành trọng điểm tăng cao: Sản xuất trang phục tăng 23,3%; sản xuất thiết bị điện tăng 22,2%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 17,5%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 13,1%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 11,4%; khai thác quặng kim loại, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học cùng tăng 11,2%. Có 61 địa phương có chỉ số IIP tăng, riêng tỉnh Hà Tĩnh và Trà Vinh giảm do ngành sản xuất điện giảm[3].
– Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm 2022 tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm 2021 tăng 9,2%).
– Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/6/2022 tăng 6,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 14,1% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 29,5%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 6 tháng đầu năm 2022 là 78% (bình quân 6 tháng đầu năm 2021 là 92%).
– Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/6/2022 tăng 1,3% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 5,8% so với cùng thời điểm năm trước.
a) Tình hình đăng ký doanh nghiệp
– Trong tháng Sáu, cả nước có gần 13,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 0,7% so với tháng trước; tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Cả nước còn có gần 2,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 56,7% so với tháng trước và giảm 53,7% so với cùng kỳ năm trước; có 5.129 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 3,3% và tăng 32,6%; có 5.148 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 23,0% và giảm 1,7%; có 1.687 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 26,0% và giảm 12,1%.
– Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, cả nước có 76,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước; gần 40,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 55,6%; 50,9 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 43,0%; gần 24,1 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 2,4%; 8,6 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 13,6%. Bình quân một tháng có 19,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động và có 13,9 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
b) Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
– Kết quả điều tra trong quý II/2022 cho thấy: Có 78,4% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và tốt hơn so với quý I/2022; có 21,6% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.
– Dự kiến quý III/2022, có 85,0% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ ổn định và tốt lên so với quý II/2022; có 15,0% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.
a) Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Sáu năm 2022 ước đạt 471,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 27,3% so với cùng kỳ năm trước; quý II/2022 ước đạt 1.395,1 nghìn tỷ đồng, tăng 5,5% so với quý trước và tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng ước đạt 2.717 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,9% (cùng kỳ năm 2021 tăng 1,9%).
b) Vận tải hành khách và hàng hóa
Vận tải hành khách tháng Sáu khôi phục mạnh mẽ với số lượt hành khách vận chuyển tăng 80,1% và luân chuyển tăng 125,8% do nhu cầu đi lại, du lịch của người dân tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Vận tải hàng hóa tiếp tục phát triển tích cực với tốc độ tăng 29% về vận chuyển và tăng 36,3% về luân chuyển so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, vận chuyển hành khách tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, luân chuyển hành khách tăng 15,2% và vận chuyển hàng hóa tăng 8,6%, luân chuyển hàng hóa tăng 16%.
Doanh thu hoạt động viễn thông quý II/2022 ước đạt 84,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,1%). Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu hoạt động viễn thông ước đạt 168,4 nghìn tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,9%).
Khách quốc tế đến Việt Nam tháng Sáu đạt 236,7 nghìn lượt người, tăng 36,8% so với tháng trước và gấp 32,9 lần so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt 602 nghìn lượt người, gấp 6,8 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm 92,9% so với cùng kỳ năm 2019, năm chưa xảy ra dịch Covid-19.
II. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỂM SOÁT LẠM PHÁT
1. Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, thị trường chứng khoán
– Tính đến thời điểm 20/6/2022, tổng phương tiện thanh toán tăng 3,3% so với cuối năm 2021 (cùng thời điểm năm 2021 tăng 3,48%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 3,97% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 3,13%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 8,51% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 5,47%).
– Thị trường bảo hiểm duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm 6 tháng đầu năm ước tính tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.
– Trên thị trường cổ phiếu, tính đến ngày 27/6/2022, chỉ số VNIndex đạt 1.202,82 điểm, giảm 7% so với cuối tháng trước và giảm 19,7% so với cuối năm 2021. Tính đến ngày 15/6/2022, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 6.339 nghìn tỷ đồng, giảm 18,4% so với cuối năm 2021; giá trị giao dịch bình quân đạt 19.563 tỷ đồng/phiên, tăng 10% so với tháng trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 26.649 tỷ đồng/phiên, tăng 0,2% so với bình quân năm trước.
– Trên thị trường trái phiếu, tính đến ngày 15/6/2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 7.718 tỷ đồng/phiên, giảm 0,9% so với tháng trước; tính chung 6 tháng đầu năm 2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 10.986 tỷ đồng/phiên, giảm 3,7% so với bình quân năm 2021.
– Trên thị trường chứng khoán phái sinh, tính đến ngày 15/6/2022, khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 đạt 290.591 hợp đồng/phiên, giảm 9% so với tháng trước; tính chung 6 tháng đầu năm 2022 đạt 197.150 hợp đồng/phiên, tăng 4% so với bình quân năm trước.
– Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 192,2 nghìn tỷ đồng, bằng 35,3% kế hoạch năm và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 bằng 34,8% và tăng 11,9%).
– Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/6/2022 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 14,03 tỷ USD, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 10,06 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
– Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2022 có 57 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 300,9 triệu USD, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước[4]; có 14 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 44,9 triệu USD, giảm 88,9%[5].
– Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2022 đạt 932,9 nghìn tỷ đồng, bằng 66,1% dự toán năm.
– Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, tổng chi ngân sách Nhà nước ước đạt 713 nghìn tỷ đồng, bằng 40% dự toán năm.
4. Xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ
+ Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 6/2022 ước đạt 32,65 tỷ USD, tăng 5,6% so với tháng trước; quý II/2022 ước đạt 96,8 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước và tăng 8,7% so với quý I/2022; 6 tháng ước đạt 185,94 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước.
+ Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm nhiều nhất với 88,7%.
+ Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 6/2022 ước đạt 32,37 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng trước; quý II/2022 ước đạt 97,6 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 11,3% so với quý I/2022; 6 tháng ước đạt 185,23 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước.
+ Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm nhiều nhất với 94%.
– Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 55,9 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 61,3 tỷ USD.
– Cán cân thương mại hàng hóa: Sơ bộ tháng Năm nhập siêu 1,7 tỷ USD[6]; 5 tháng đầu năm xuất siêu 434 triệu USD; tháng Sáu ước tính xuất siêu 276 triệu USD. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 710 triệu USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 1,86 tỷ USD).
Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 4,3 tỷ USD, tăng 81,8% so với cùng kỳ năm 2021; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 12,3 tỷ USD, tăng 22,3%. Nhập siêu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 là 8 tỷ USD (trong đó phí dịch vụ vận tải và bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu là 4,6 tỷ USD).
a) Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
– Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2022 tăng 0,69% so với tháng trước; tăng 3,18% so với tháng 12/2021 và tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý II/2022 tăng 2,96% so với quý II/2021. Bình quân 6 tháng đầu năm, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,25%.
– Chỉ số giá vàng tháng 6/2022 giảm 1,14% so với tháng trước; tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,63%.
– Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2022 tăng 0,72% so với tháng trước và tăng 1,23% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 6 tháng đầu năm 2022 giảm 0,2%.
– Chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản quý II/2022 tăng 1,84% so với quý trước và tăng 2,18% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng tăng 1,38% so với cùng kỳ năm trước.
– Chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp quý II/2022 tăng 2,1% so với quý trước và tăng 5,11% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng tăng 4,75%.
– Chỉ số giá sản xuất dịch vụ quý II/2022 tăng 1,25% so với quý trước và tăng 3,57% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng tăng 2,83%.
– Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất quý II/2022 tăng 2,23% so với quý trước và tăng 6,38% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng tăng 6,04%.
c) Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa
– Chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa quý II/2022 tăng 3,31% so với quý trước và tăng 8,56% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng tăng 8,03% so với cùng kỳ năm trước.
– Chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá quý II/2022 tăng 2,62% so với quý trước và tăng 11,43% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng tăng 11,21%.
– Tỷ giá thương mại hàng hóa[7] quý II/2022 tăng 0,67% so với quý trước và giảm 2,57% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng giảm 2,85%.
– Lao động 15 tuổi trở lên của cả nước có việc làm trong quý II/2022 ước tính là 50,5 triệu người; 6 tháng là 50,3 triệu người.
– Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của cả nước quý II/2022 ước tính là 2,32%; 6 tháng là 2,39%.
– Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) của cả nước quý II/2022 ước tính là 7,63%; 6 tháng là 7,78%.
– Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của cả nước quý II/2022 ước tính là 1,96%; 6 tháng là 2,48%.
– Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương quý II/2022 là 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 178 nghìn đồng so với quý trước và tăng 707 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương ước tính là 7,4 triệu đồng/tháng, tăng 417 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.
2. Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội
Công tác an sinh xã hội được triển khai tích cực, đời sống người dân được đảm bảo, các chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 theo các Nghị quyết của Chính phủ được thực hiện hiệu quả. Tính đến ngày 15/6/2022, gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 và Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 8/10/2021 đã triển khai được hơn 43,5 nghìn tỷ đồng, cho 36,7 triệu lượt người lao động và gần 381,7 nghìn đơn vị/hộ kinh doanh sử dụng lao động; gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 với tổng mức hỗ trợ gần 38,4 nghìn tỷ đồng cho gần 13 triệu lượt lao động và gần 346,7 nghìn đơn vị/hộ kinh doanh sử dụng lao động; gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 với mức hỗ trợ đạt 14,1 tỷ đồng cho 25.660 lao động của 487 đơn vị sử dụng lao động.
– Tính đến ngày 25/6/2022, cả nước có 23.148 trường đã kết thúc năm học, đạt 88% so với số báo cáo đầu năm; có gần 15,4 triệu học sinh, đạt 85,8% và 712,1 nghìn giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy, đạt 87,6%.
– Trong 6 tháng đầu năm 2022, cả nước có 53.626 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (29 trường hợp tử vong); 21.859 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (01 trường hợp tử vong); 110 trường hợp mắc bệnh viêm não vi rút (03 trường hợp tử vong); 08 trường hợp mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu và 75 trường hợp sốt phát ban nghi sởi.
– Tính đến ngày 24/6/2022, tổng số liều vắc-xin phòng Covid-19 đã được tiêm là 228.484 nghìn liều, trong đó tiêm mũi 1 là 85.986,1 nghìn liều; tiêm mũi 2 là 78.872,4 nghìn liều; tiêm mũi 3 là 1.509,1 nghìn liều; mũi bổ sung là 14.971,9 nghìn liều; mũi nhắc lại lần 1 là 44.299,8 nghìn liều; mũi nhắc lại lần 2 là 2.844,7 nghìn liều.
– Về thể thao thành tích cao, Việt Nam tổ chức thành công Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31), Đoàn thể thao Việt Nam đã đạt được kết quả ấn tượng, xếp thứ nhất toàn đoàn với 446 huy chương, trong đó có 205 huy chương vàng, 125 huy chương bạc và 116 huy chương đồng, phá 21 kỷ lục của Đại hội ở các nội dung bơi, điền kinh, lặn, xe đạp, cử tạ.
– Trong tháng (từ 15/5 đến 14/6), trên địa bàn cả nước đã xảy ra 951 vụ tai nạn giao thông. So với tháng trước, số vụ tai nạn giao thông tháng Sáu tăng 2,8%; số người chết tăng 8,2%. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tháng Sáu tăng 15,3%; số người chết tăng 20,4%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn cả nước xảy ra 5.684 vụ tai nạn giao thông, làm 3.286 người chết. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông trong 6 tháng đầu năm 2022 giảm 10,4%; số người chết tăng 2,7%. Bình quân 1 ngày trong 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn cả nước xảy ra 31 vụ tai nạn giao thông, gồm 22 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 9 vụ va chạm giao thông, làm 19 người chết, 11 người bị thương và 9 người bị thương nhẹ.
– Trong 6 tháng đầu năm 2022, thiên tai làm 75 người chết và mất tích; 52 người bị thương; 160,3 nghìn ha lúa và 31,9 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; hơn 176,2 nghìn con gia súc và gia cầm bị chết; gần 8 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và bị hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong 6 tháng đầu năm 2022 ước tính hơn 5.422,8 tỷ đồng, gấp 10,6 lần so với cùng kỳ năm trước.
– Có 11.485 vụ vi phạm môi trường trong 6 tháng đầu năm 2022. Trong đó, xử lý 9.704 vụ với tổng số tiền phạt là 130,5 tỷ đồng, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước.
– Trong 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn cả nước xảy ra 855 vụ cháy, nổ, làm 48 người chết và 50 người bị thương, thiệt hại ước tính 424,7 tỷ đồng, tăng 47,1% so với cùng kỳ năm trước./.
[1] Tốc độ tăng GDP quý II so với cùng kỳ năm trước các năm 2011-2022 lần lượt là: 6,29%; 5,57%; 5,39%; 6,18%; 7,1%; 6,79%; 6,71%; 7,18%; 7,1%; 0,52%; 6,73%; 7,72%.
[2] Năng suất lúa đông xuân năm nay giảm nhiều do giá phân bón, thuốc bảo vệ tăng cao nên người dân hạn chế đầu tư; bên cạnh đó thời tiết diễn biến thất thường, mưa to và ngập úng ở khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung từ cuối tháng 3 trở lại đây, xâm nhập mặn vào cuối vụ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng làm giảm năng suất lúa.
[3] Hà Tĩnh: đang sửa chữa các tổ máy của nhà máy điện Vũng Áng. Trà Vĩnh: Nhà máy điện Duyên Hải giảm sản lượng theo kế hoạch sản xuất của EVN và bảo dưỡng tổ máy.
[4] Vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới 6 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh so với cùng kỳ do có 5 dự án lớn mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là dự án Công ty cổ phần giải pháp năng lượng Vines sang Mỹ, Ca-na-da, Pháp, Đức, Hà Lan với tổng vốn đầu tư mỗi dự án từ 34,7 triệu USD trở lên.
[5] Vốn đầu tư điều chỉnh giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022 do trong 6 tháng đầu năm 2021 có nhiều dự án lớn điều chỉnh tăng vốn: Dự án của Vingroup tại Hoa Kỳ điều chỉnh tăng 300 triệu USD; dự án Công ty TNHH Đầu tư và phát triển cao su Đông Dương tại Cam-pu-chia tăng 76 triệu USD và 01 dự án của Vinfast tại Đức tăng 32 triệu USD.
[6] Ước tính tháng Năm nhập siêu 1,73 tỷ USD.
[7] Chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa so với chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa.
Trong kim ngạch hàng xuất khẩu, hàng hoá có xuất xứ từ Singapore đạt hơn 24 tỷ SGD (tăng 3,91%) và hàng hoá có xuất xứ từ nước thứ 3 đạt hơn 31,86 tỷ SGD (tăng 4,73%), chiếm lần lượt 43% và 57% tổng kim ngạch xuất khẩu của Singapore.
Tính chung cả 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với thế giới đạt hơn 849,6 tỷ SGD, tăng 7,59% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó xuất khẩu hơn 445,8 tỷ SGD (tăng 6,69%) và nhập khẩu hơn 403,78 tỷ SGD (tăng 8,6%).
Trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Singapore với phần lớn các đối tác lớn nhất (12/15 đối tác) tăng trưởng Dương so với cùng kỳ 2023, một số đối tác có kim ngạch tăng mạnh như Đài Loan (tăng 24,93%); Hong Kong (tăng 15,36%), Thái Lan (tăng 12,64%)… Trung Quốc, Malaysia, Mỹ và Đài Loan là 4 đối tác thương mại lớn nhất của Singapore với tổng kim ngạch thương mại lần lượt là: 111,62 tỷ SGD; 92,3 tỷ SGD; 87 tỷ SGD và 74,2 tỷ SGD.
Sau 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam giữ vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 12 của Singapore, với kim ngạch thương mại hai chiều hơn 21 tỷ SGD, tăng 8,47%.
Tổ chức cắt băng khai trương Gian hàng Việt Nam tại Hội chợ triển lãm Seafood Expo Asia 2024 ngày 4/9/2024 tại MBS Singapore
Về nhập khẩu: Trong 8 tháng đầu năm 2024, các thị trường nhập khẩu chính của Singapore là Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản... Việt Nam hiện đứng thứ 18 trong số các đối tác nhập khẩu lớn nhất của Singapore (vươn lên 1 bậc so với tháng trước). 12/20 đối tác nhập khẩu của Singapore có kim ngạch NK tăng trưởng dương, một số đối tác có mức tăng cao như Đài Loan (tăng 31,14%); Australia (35,85%); Ấn Độ (25,87%).... Đài Loan tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch hơn 53,9 tỷ SGD, tăng 31,14%. Tiếp theo sau là Trung Quốc (thứ 2) và Mỹ (thứ 3) với kim ngạch lần lượt là 49,97 tỷ SGD (giảm 1,02%) và 49,42 tỷ SGD (tăng 9,36%). Việt Nam là thị trường nhập khẩu lớn thứ 18 của Singapore với kim ngạch hơn 5,58 tỷ SGD (tăng 31,1%).
Kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam và Singapore tại Singapore, ngày 5/9/2024
Về xuất khẩu: Trong 8 tháng đầu năm 2024, các thị trường xuất khẩu chính của Singapore là Trung Quốc, Hong Kong, Malaysia với kim ngạch lần lượt đạt kim ngạch 61,6 tỷ SGD (tăng 10.62%), 47,87 tỷ SGD (tăng 14,78%) và 46,95 tỷ SGD (tăng 17,67%)…Việt Nam là thị trường xuất khẩu thứ 9 của Singapore với kim ngạch hơn 15,48 tỷ SGD (tăng 2,11%).
Trong tháng 8/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore đạt gần 2,74 tỷ SGD, tăng 4,89% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore đạt mức tăng trưởng 58,4%, cao nhất kể từ giữa năm 2022 tới nay, với giá trị 876,3 triệu SGD; kim ngạch nhập khẩu giảm 9,49%, đạt hơn 1,86 tỷ SGD.
Thương vụ Việt Nam tại Singapore tổ chức hội nghị kết nối giao thương ngành hàng rau trái cây giữa các doanh nghiệp Singapore và Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8/2024
Trong cơ cấu hàng hoá từ Singapore xuất sang Việt Nam, hàng hoá có xuất xứ Singapore tăng 19,53%, đạt hơn 600,6 triệu SGD; trong khi hàng hoá từ nước thứ 3 thông qua Singapore xuất sang Việt Nam (chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu) giảm 18,87% đạt hơn 1,26 tỷ SGD. Mặc dù mức thâm hụt giữa NK và XK hơn 986 triệu SGD, song nếu chỉ tính riêng cán cân thương mại giữa hàng hóa Việt Nam và hàng hóa có xuất xứ Singapore thì Việt Nam xuất siêu gần 275,7 triệu SGD.
Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 21 tỷ SGD, tăng 8,47 % so với cùng kỳ năm 2023, trong đó xuất khẩu tăng mạnh ở mức 31,1%, đạt hơn 5,58 tỷ SGD và nhập khẩu hơn 15,47 tỷ SGD, tăng 2,11%.
Xét về xuất xứ hàng hóa, thì hàng tạm nhập tái xuất qua Singapore vào Việt Nam chiếm gần 70,03% tổng kim ngạch hàng xuất khẩu từ Singapore vào Việt Nam, tương đương 10,84 tỷ SGD. Trong khi đó, nếu tính riêng hàng hóa có xuất xứ từ Singapore, thì Việt Nam xuất siêu khoảng 944,78 triệu SGD.
Về nhóm ngành hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore
Trong tháng 8/2024, cả 3 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Singapore tăng rất mạnh, thậm chí đột biến, cụ thể: nhóm Máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại (tăng 21,39%); Lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (tăng 150%); Xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (tăng 870%). Một số nhóm ngành xuất khẩu khác cũng có mức tăng trưởng rất mạnh như: Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh (tăng hơn 177%); Bưu phẩm (tăng gần 26 lần)... Ở chiều ngược lại, một số nhóm có mức sụt giảm khá mạnh là Gạo và ngũ cốc (giảm 46,12%); Da, các sản phẩm từ da và túi du lịch các loại (giảm 34,6%)…
Về nhóm ngành hàng nhập khẩu từ Singapore vào Việt Nam:
Mặc dù chứng kiến sự tăng mạnh của một số nhóm như Chì và các sản phẩm làm bằng chì (tăng 75 lần), dược phẩm (tăng 2,45 lần); tuy nhiên sự sụt giảm mạnh của 2 nhóm nhập khẩu chủ lực là Máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại (giảm 20,35%) và nhóm Lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (giảm 29,72%) là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm tổng kim ngạch nhập khẩu từ Singapore vào Việt Nam trong tháng 8.
Theo ông Cao Xuân Thắng, Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Singapore, tình hình thương mại trong tháng 8/2024 của Singapore với thế giới vẫn duy trì sự hồi phục tích cực khi cả 3 chỉ tiêu tổng kim ngạch 2 chiều và kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đều tăng trưởng dương (lần lượt là 3,12%, 4,38% và 1,76%).
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Singapore trong tháng 8/2024 tiếp tục mạch tăng trưởng tích cực, đặc biệt là chiều xuất khẩu sang Singapore đạt mức tăng trưởng cao nhất từ cuối năm 2022 tới nay (58,4%) với động lực từ các ngành sản xuất điện tử và máy móc, thiết bị. Mức tăng trưởng này đã đưa Việt Nam lên trên một bậc, trở thành đối tác xuất khẩu lớn thứ 18 vào Singapore; góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Singapore 8 tháng đầu năm 2024 đạt tăng trưởng vượt bậc với mức tăng 31.10% so với cùng kỳ năm 2023.
Tuy nhiên, trong tháng 8, cũng chứng kiến sự sụt giảm nhập khẩu từ Singapore vào Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu giảm 9,49%, trong khi hàng hoá từ nước thứ 3 thông qua Singapore xuất sang Việt Nam (chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu) giảm tới 18,87%. Đặc biệt ở ba nhóm ngành hàng quan trọng: Máy móc, thiết bị, điện thoại di dộng, linh kiện và phụ tùng các loại (HS 85) giảm 20.35%; Lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (HS 84) giảm 29.72%; Nhựa và các sản phẩm từ nhựa (HS 39) giảm 18.90% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là các nhóm ngành hàng phục vụ sản xuất công nghiệp, từ dấu hiệu này dự đoán tình hình có thể khó khăn trong thời gian tới, nhất là khối doanh nghiệp FDI.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tốt hơn, Thương vụ sẽ tiếp tục cập nhật thôn tin địa bàn, tình hình, cơ chế, chính sách của sở tại; hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam kết nối giao thương, trưng bày hàng hóa, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm, tăng sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam tại địa bàn; hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Singapore; hỗ trợ các đoàn công tác từ Singapore vào Việt Nam tìm kiếm nguồn hàng, xúc tiến đầu tư công nghiệp, thương mại và dịch vụ vào Việt Nam.